Phương thức tuyển sinh Đại học Kinh tế - Luật mới nhất

(có 2 đánh giá)

Xin cho em hỏi về các phương thức tuyển sinh Đại học Kinh tế - Luật như thế nào? - Tuấn Hải (Cao Bằng)

Phương thức tuyển sinh Đại học Kinh tế - Luật mới nhất

Phương thức tuyển sinh Đại học Kinh tế - Luật (Hình từ internet)

1. Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng (5%)

– Xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT

+ Ngưỡng xét tuyển: kết quả học THPT (trung bình học bạ) đạt từ 8,0 trở lên.

+ Tổ hợp xét tuyển: A00 (Toán-Lý-Hóa), A01 (Toán-Lý-Anh), D01 (Toán-Văn-Anh), D07 (Toán-Hóa-Anh), trong đó có môn thi đoạt giải học sinh giỏi quốc gia nhất, nhì, ba.

– Ưu tiên xét tuyển thẳng học sinh giỏi, học sinh tài năng trường THPT theo quy định của Đại học Quốc gia TP.HCM.

+ Đối tượng: Thí sinh xuất sắc trong học tập của các trường THPT; thí sinh giỏi năng khiếu đạt thành tích cao trong các cuộc thi thể thao, nghệ thuật; thuộc trong nhóm 05 học sinh xuất sắc nhất trường.

+ Áp dụng cho các trường trung học phổ thông (THPT) bao gồm: trường liên cấp Tiểu học-THCS-THPT, trường THCS-THPT và trường THPT, không bao gồm các trung tâm giáo dục thường xuyên.

+ Nguyên tắc: Hiệu trưởng/Ban Giám hiệu trường THPT giới thiệu 01 học sinh thuộc nhóm 05 học sinh có điểm trung bình cộng học lực 3 năm THPT cao nhất trường THPT theo các tiêu chí sau

*Học sinh giỏi (Học lực Giỏi và hạnh kiểm Tốt trong 3 năm THPT)

*Học sinh tài năng, năng khiếu về thể thao, văn hóa nghệ thuật (Có học lực loại Khá trở lên và có hạnh kiểm tốt trong 3 năm THPT, Có giấy chứng nhận hoặc giấy khen, hồ sơ khác liên quan đến thành tích năng khiếu trong các cuộc thi thể thao, nghệ thuật cấp quốc gia trở lên)

*Tiêu chí kết hợp: Giấy chứng nhận hoặc giấy khen đạt giải thưởng học sinh giỏi cấp Tỉnh/Thành phố giải Nhất, Nhì, Ba (chọn giải thưởng cao nhất đạt được ở THPT); Các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế; Giấy chứng nhận hoặc giấy khen, hồ sơ khác liên quan đến thành tích học tập, năng khiếu trong các cuộc thi thể thao, nghệ thuật và rèn luyện trong quá trình học THPT.

+ Đăng ký xét tuyển: thí sinh đăng ký xét tuyển tối đa 05 nguyện vọng ngành/nhóm ngành vào 01 trường đại học thành viên, khoa và phân hiệu trực thuộc ĐHQG-HCM (chỉ giới hạn 01 đơn vị).

+ Hồ sơ đăng ký xét tuyển: Thí sinh gửi hồ sơ xét tuyển trực tiếp về Phòng Tuyển sinh và Công tác sinh viên, Trường Đại học Kinh tế – Luật.

*Đơn đăng ký xét tuyển (theo mẫu). Hiệu trưởng/ Ban Giám hiệu trường THPT giới thiệu 01 thí sinh thuộc nhóm 03 học sinh giỏi nhất trường THPT. Học bạ THPT (bản sao hoặc xác nhận trường THPT).

*Giấy chứng nhận hoặc giấy khen đạt giải thưởng học sinh giỏi cấp Tỉnh/Thành phố (bản sao hoặc xác nhận trường THPT).

*Bài luận viết tay của thí sinh về nguyện vọng xét tuyển vào ngành/nhóm ngành.

*Giấy chứng nhận hoặc giấy khen, hồ sơ khác liên quan đến thành tích học tập, năng khiếu trong các cuộc thi thể thao, nghệ thuật và rèn luyện trong quá trình học THPT (nếu có).

*Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (nếu có).

– Danh sách đủ điều kiện trúng tuyển phương thức trên sẽ được nhà trường cập nhật lên cổng thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Ưu tiên xét tuyển theo quy định của Đại học Quốc gia TP.HCM (20%)

– Đối tượng: Thí sinh thuộc 149 trường THPT ( (trong đó 83 trường THPT chuyên, năng khiếu trong cả nước và 66 trường THPT theo danh sách của Đại học Quốc gia TP.HCM).

– Điều kiện đăng ký:

+ Tốt nghiệp THPT.

+ Có hạnh kiểm tốt trong năm lớp 10, lớp 11 và lớp 12

+ Đạt danh hiệu Học sinh giỏi trong năm lớp 10, lớp 11 và lớp 12 hoặc là thành viên đội tuyển của trường/tỉnh thành tham dự kỳ thi Học sinh giỏi Quốc gia hay cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia đồng thời đạt kết quả học tập xếp loại Khá trở lên trong 03 năm lớp 10, 11, 12.

+ Thí sinh chỉ đủ điều kiện trúng tuyển khi điểm thi tốt nghiệp THPT của 3 môn tổ hợp xét tuyển A00 hoặc A01, D01 hoặc D07 phải đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (lấy điểm thi THPT theo các môn có trong tổ hợp xét tuyển).

+ Chỉ áp dụng một lần đúng năm học sinh tốt nghiệp THPT.

– Thí sinh được đăng ký không giới hạn số lượng nguyện vọng vào 1 đơn vị của ĐHQG-HCM, không giới hạn số đơn vị (có phân biệt thứ tự nguyện vọng, nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).Thí sinh chỉ trúng tuyển vào 01 nguyện vọng cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.

– Cách thức xét tuyển: Hội đồng tuyển sinh xét tuyển dựa trên điểm trung bình 3 năm học THPT (lớp 10, lớp 11, lớp 12) của tổ hợp môn xét tuyển do thí sinh đăng ký. Học sinh thuộc 83 trường THPT chuyên, năng khiếu được nhân hệ số 1,05 tổng điểm tổ hợp 3 môn xét tuyển. Lưu ý: lớp 12 tính điểm cả 2 học kỳ.

– Thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến tại: http://tuyensinh.vnuhcm.edu.vn

– Danh sách đủ điều kiện trúng tuyển phương thức trên sẽ được nhà trường cập nhật lên cổng thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT (30% đến 50%).

– Phương thức, điều kiện xét tuyển: thực hiện theo Quy chế tuyển sinh và kế hoạch tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, ĐHQG-HCM và Quy chế tuyển sinh đại học của Trường Đại học Kinh tế – Luật.

– Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào: dự kiến tổ hợp các môn xét tuyển phải đạt tổng từ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào trở lên (Nhà trường sẽ thông báo sau).

– Xét tuyển và công bố kết quả: thực hiện theo kế hoạch chung của Bộ GD&ĐT.

– Cộng điểm ưu tiên: Việc sử dụng điểm ưu tiên khu vực, đối tượng để xét tuyển đảm bảo thống nhất, đồng bộ với quy định về điểm ưu tiên được quy định tại Điều 7 của Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Cụ thể, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:

Điểm ưu tiên = [(30 – Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 Điều 7 Quy chế tuyển sinh Bộ GD&ĐT

4. Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM (40% – 60%).

Thông tin chi tiết Phương thức này vui lòng xem thêm tại đây.

– Phương thức đăng ký: Thí sinh phải dự thi và có kết quả thi kỳ kiểm tra năng lực do ĐHQG-HCM tổ chức (không sử dụng kết quả các năm trước);

– Số nguyện vọng ĐKXT: không giới hạn số nguyện vọng, không giới hạn số đơn vị (có phân biệt thứ tự nguyện vọng, nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất); Thí sinh chỉ trúng tuyển vào 01 nguyện vọng cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký;

– Cách thức đăng ký: Thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến qua cổng thông tin thinangluc.vnuhcm.edu.vn. Việc đăng ký thực hiện theo hướng dẫn trên trang thông tin điện tử tuyển sinh ĐHQG-HCM. Trường hợp thí sinh đăng ký cả 2 đợt thi, Nhà trường sẽ xét dùng điểm thi ở đợt thi có điểm cao hơn.

– Phương thức xét tuyển: Hội đồng tuyển sinh xét tuyển dựa trên điểm thi ĐGNL do ĐHQG-HCM tổ chức của thí sinh đăng ký vào các ngành/chương trình.

– Xét tuyển và công bố kết quả xét tuyển: thực hiện theo kế hoạch chung của ĐHQG-HCM, dự kiến trước ngày thực hiện theo kế hoạch chung của ĐHQG-HCM.

– Danh sách đủ điều kiện trúng tuyển phương thức trên sẽ được Trường cập nhật lên cổng thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thí sinh trúng tuyển theo dõi thông báo hướng dẫn của Trường (qua tin nhắn SMS), thực hiện đăng ký và sắp nguyện vọng đúng theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo để được công nhận trúng tuyển chính thức.

Lưu ý: nếu thí sinh nằm trong danh sách đủ điều kiện trúng tuyển và muốn nhập học ở phương thức này thì đăng ký là “Nguyện vọng 1” trên cổng đăng ký xét tuyển đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Xét tuyển dựa trên kết quả chứng chỉ quốc tế (IELTS, TOEFL…) kết hợp với kết quả học THPT hoặc có chứng chỉ SAT, ACT hoặc bằng tú tài quốc tế (IB) (tối đa 10% tổng chỉ tiêu, trong đó không quá 50% tổng chỉ tiêu của các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh).

– Thí sinh cần đáp ứng 1 trong các tiêu chí sau:

+ Xét theo chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế kết hợp kết quả học THPT: Thí sinh có điểm trung bình học tập THPT từ 7,5 (thang điểm 10) và chứng chỉ tiếng Anh quốc tế từ tương đương IELTS 5.0 trở lên.

+ Xét kết quả bài thi SAT hoặc ACT: Xét tuyển kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa: SAT (Scholastic Assessment Test): Thí sinh đạt điểm từ 1200/1600 trở lên; ACT (American College Testing) đạt điểm từ 27/36.

+ Xét theo chứng chỉ A-level hoặc bằng tú tài quốc tế (IB): Thí sinh sử dụng tổ hợp 3 môn thi (trong đó có môn Toán), mức điểm mỗi môn thi đạt từ 80/100 điểm trở lên (tương ứng điểm A); Bằng tú tài quốc tế (IB) từ 32/45 điểm trở lên.

LƯU Ý:

– Hội đồng tuyển sinh xét tuyển theo thứ tự ưu tiên như sau: Thí sinh có chứng chỉ quốc tế ACT/SAT/Bằng tú tài quốc tế (IB)/Chứng chỉ A-level được ưu tiên xét tuyển trước (lấy tối đa 20% chỉ tiêu của phương thức này). Trường hợp thí sinh đồng điểm sẽ quy đổi ra % điểm tối đa của từng loại chứng chỉ (VD: điểm của chứng chỉ SAT là 1300 -> % điểm tối đa = (1300/1600) * 100 = 81,25%) và lấy từ trên xuống cho đến khi đạt chỉ tiêu.

– Đối với các thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế: điểm xét tuyển = tổng điểm quy đổi của Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế nhân hệ số 2 và cộng với điểm trung bình học bạ 3 năm THPT.

Thí sinh theo dõi bảng quy đổi điểm chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế

STT

Chứng chỉ

Mức quy đổi điểm chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế

Mức 7.0

Mức 7.5

Mức 8.0

Mức 8.5

Mức 9.0

Mức 9.5

Mức 10

1

IELTS

5

5.5

6

6.5

7

7.5

8.0-9.0

2

TOEFL iBT

35-45

46-59

60-78

79-93

94-101

102-109

110-120

3

Cambridge English Scale

154-161

162-168

169-175

176-184

185-190

191-199

200-209

 

(có 2 đánh giá)
Nguyễn Phạm Nhựt Tân
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.299