Cần làm gì khi thấy trẻ em bị bạo hành?
Tất cả trẻ em đều có quyền được bảo vệ khỏi bị bạo hành, dù bản chất hay mức độ nghiêm trọng của hành vi đó như thế nào. Vậy cần làm gì khi thấy trẻ em bị bạo hành?

1. Các cấp độ bảo vệ trẻ em
Luật trẻ em 2016 có quy định việc bảo vệ trẻ em được thực hiện theo 03 cấp độ:
a) Phòng ngừa
- Cấp độ phòng ngừa gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với cộng đồng, gia đình và mọi trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức về bảo vệ trẻ em, xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em, giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị xâm hại hoặc rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
b) Hỗ trợ
Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ hỗ trợ bao gồm:
- Cảnh báo về nguy cơ trẻ em bị xâm hại; tư vấn kiến thức, kỹ năng, biện pháp can thiệp nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ xâm hại trẻ em cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và trẻ em nhằm tạo lập lại môi trường sống an toàn cho trẻ em có nguy cơ bị xâm hại;
- Tiếp nhận thông tin, đánh giá mức độ nguy hại, áp dụng các biện pháp cần thiết để hỗ trợ trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;
- Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định
- Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và gia đình của trẻ em được tiếp cận chính sách trợ giúp xã hội và các nguồn trợ giúp khác nhằm cải thiện Điều kiện sống cho trẻ em.
c) Can thiệp
- Cấp độ can thiệp bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em và gia đình trẻ em bị xâm hại nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại; hỗ trợ chăm sóc phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
2. Cần làm gì khi thấy trẻ em bị bạo hành?
- Việc Chỉ hô khẩu hiệu không bảo vệ được trẻ em khỏi bạo hành vậy nên chúng ta cần hành động thiết thực hơn thế nữa.
- Khi phát hiện (hoặc nghi ngờ) trẻ bị bạo hành, nên gọi cho đường dây nóng 111 để báo án, đưa trẻ đến bác sĩ kiểm tra, cách ly trẻ với đối tượng gây bạo hành càng sớm càng tốt. Trẻ nên được ở trong môi trường an toàn để phục hồi hoàn toàn. Càng trì hoãn và phớt lờ vấn đề, hậu quả càng tồi tệ, có khi các bậc phụ huynh phải trả giá bằng chính mạng sống của đứa trẻ.
4 đầu mối tiếp nhận nhanh nhất các trường hợp trẻ bị bạo hành, hiếp dâm gồm: UBND, công an cấp xã, đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em (111, 113, 1900.54.55.59, 1800.90.69) và cơ quan lao động - thương binh & xã hội các cấp.
Bài viết nổi bật
Xem nhiều nhất
-
Nhân viên pháp chế và bộ kỹ năng quan trọng cần có
Cập nhật 1 ngày trước -
Con đường trở thành Chuyên viên pháp lý
Cập nhật 1 ngày trước -
Đặc điểm sinh viên Luật
Cập nhật 1 ngày trước -
Con đường trở thành Tiến sĩ
Cập nhật 1 ngày trước -
Sinh viên Luật học sách lậu có vi phạm Luật sở hữu trí tuệ không?
Cập nhật 9 giờ trước -
Khi phỏng vấn xin việc cần thể hiện những kỹ năng gì?
Cập nhật 1 ngày trước -
Kinh nghiệm chưa nhiều vẫn có thể “tán đổ” nhà tuyển dụng
Cập nhật 1 ngày trước
Bài viết mới
-
Điểm chuẩn ngành Luật của các trường đại học năm 2022 là bao nhiêu?
Cập nhật 4 ngày trước -
Lương gross và lương net là gì? Chuyển lương gross sang net ra sao?
Cập nhật 8 ngày trước -
Năm 2022, Lễ Quốc khánh Việt Nam 2/9 được nghỉ mấy ngày?
Cập nhật 8 ngày trước -
Điều kiện để Cử nhân luật có thể làm Kiểm toán viên nhà nước?
Cập nhật 8 ngày trước -
Điểm chuẩn ngành luật 2022 của các trường đại học (Cập nhật liên tục, đầy đủ nhất)
Cập nhật 15 ngày trước -
Kỹ năng thuyết trình trong ngành luật, cần lưu ý gì?
Cập nhật 12 ngày trước