Hộ chiếu gắn chip có gì?
Thông tư số 73/2021/TT-BCA quy định về mẫu hộ chiếu, giấy thông hành và các biểu mẫu liên quan chính thức có hiệu lực từ 14/8/2021 trong đó có quy định mẫu hộ chiếu gắn chip điện tử.
Hộ chiếu gắn chip là gì?
Hộ chiếu gắn chip là mẫu hộ chiếu mới có mặt ngoài của trang bìa in quốc hiệu, quốc huy, hộ chiếu có gắn chíp điện tử có biểu tượng chíp điện tử. Việc gắn chip vào hộ chiếu được đánh giá đáp ứng nhu cầu về số hóa trong thời đại mới, giảm thiểu nguy cơ làm giả.
Hộ chiếu phổ thông và Hộ chiếu gắn chip có gì khác nhau?
Theo quy định, 2 loại hộ chiếu này có giá trị pháp lý như nhau. Tuy nhiên, Bộ Công an đánh giá hộ chiếu gắn chip mang lại nhiều thuận lợi hơn cho người dân khi làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh ở Việt Nam và các nước.
Đối với hộ chiếu gắn chip, Bộ Công an khẳng định chip có độ bảo mật cao, khó làm giả. Chip điện tử lưu thông tin được mã hóa của người mang hộ chiếu và chữ ký số của người cấp. Chip có thể lưu trữ đặc điểm sinh trắc học, ảnh hay thông tin cá nhân của công dân.
Hai loại hộ chiếu này điều có giá trị sử dụng trong vòng 10 năm.
Quy cách bố cục chung của mẫu hộ chiếu
Về bố cục hộ chiếu, trang bìa của hộ chiếu in quốc hiệu, quốc huy, tên hộ chiếu. Hộ chiếu gắn chip được in thêm biểu tượng chip điện tử. Chip này được gắn trong bìa sau của hộ chiếu.
Bìa hộ chiếu là loại vật liệu nhựa tổng hợp, có độ bền cao. Hộ chiếu giữ nguyên kích thước theo tiêu chuẩn ISO 7810. Hình ảnh tại các trang trong hộ chiếu là cảnh đẹp đất nước, di sản văn hóa Việt Nam kết hợp cùng họa tiết trống đồng.
Ngôn ngữ sử dụng trong hộ chiếu gồm tiếng Việt và tiếng Anh. Số trang trong cuốn hộ chiếu không kể trang bìa: 48 trang đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông có thời hạn 5 năm hoặc 10 năm; 12 trang đối với hộ chiếu phổ thông có thời hạn không quá 12 tháng.
"Toàn bộ nội dung, hình ảnh in trong hộ chiếu được thực hiện bằng công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo an, chống nguy cơ làm giả và đạt tiêu chuẩn ICAO", Thông tư 73 nêu.
Thông tư mới cũng quy định hộ chiếu ngoại giao có trang bìa màu nâu đỏ; hộ chiếu công vụ có trang bìa màu xanh lá cây đậm. Còn trang bìa của hộ chiếu phổ thông màu xanh tím.
Thủ tục làm hộ chiếu phổ thông và hộ chiếu gắn chip
Hộ chiếu gắn chip được triển khai từ ngày 1/7/2020 - thời điểm Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 chính thức có hiệu lực. Người từ đủ 14 tuổi có quyền đề nghị đươc cấp hộ chiếu phổ thông hoặc hộ chiếu gắn chip.
Người có nhu cầu cấp hộ chiếu phổ thông hoặc loại gắn chip có thể đến Phòng Quản lý xuất nhập cảnh của công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú để xin cấp.
Khi làm thủ tục, người dân cần chuẩn bị ảnh chân dung, chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân và giấy tờ chứng minh thường trú, tạm trú.
Lệ phí cấp mới hộ chiếu là 200.000 đồng.
Còn cấp lại hộ chiếu do hư hỏng hoặc mất là 400.000 đồng.
Có nhất thiết phải đổi sang hộ chiếu gắn chip?
Câu trả lời là không vì đối với hộ chiếu, giấy thông hành được cấp trước ngày 1/1/2022 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn ghi trong giấy tờ nên không nhất thiết phải cấp lại hộ chiếu.Trừ trường hợp hộ chiếu hư hỏng hoặc mất.
-
Nhân viên pháp chế và bộ kỹ năng quan trọng cần có
Cập nhật 1 ngày trước -
Con đường trở thành Chuyên viên pháp lý
Cập nhật 1 ngày trước -
Đặc điểm sinh viên Luật
Cập nhật 1 ngày trước -
Con đường trở thành Tiến sĩ
Cập nhật 1 ngày trước -
Sinh viên Luật học sách lậu có vi phạm Luật sở hữu trí tuệ không?
Cập nhật 10 giờ trước -
Khi phỏng vấn xin việc cần thể hiện những kỹ năng gì?
Cập nhật 1 ngày trước -
Kinh nghiệm chưa nhiều vẫn có thể “tán đổ” nhà tuyển dụng
Cập nhật 1 ngày trước
-
Điểm chuẩn ngành Luật của các trường đại học năm 2022 là bao nhiêu?
Cập nhật 4 ngày trước -
Lương gross và lương net là gì? Chuyển lương gross sang net ra sao?
Cập nhật 8 ngày trước -
Năm 2022, Lễ Quốc khánh Việt Nam 2/9 được nghỉ mấy ngày?
Cập nhật 8 ngày trước -
Điều kiện để Cử nhân luật có thể làm Kiểm toán viên nhà nước?
Cập nhật 8 ngày trước -
Điểm chuẩn ngành luật 2022 của các trường đại học (Cập nhật liên tục, đầy đủ nhất)
Cập nhật 15 ngày trước -
Kỹ năng thuyết trình trong ngành luật, cần lưu ý gì?
Cập nhật 12 ngày trước