Những điều kiện để mở Văn phòng công chứng
Rất nhiều người thắc mắc về vấn đề cần đáp ứng những điều kiện gì thì có thể mở văn phòng công chứng. Hôm nay Nhân Lực Ngành Luật sẽ giải đáp giúp bạn
>> Phòng công chứng và Văn phòng công chứng khác nhau như thế nào?
>> Công việc chính của một Công chứng viên
Việc mở văn phòng công chứng theo pháp luật hiện hành được quy định tại Luật công chứng 2014, hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 29/2015/NĐ-CP.
Theo đó:
Việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng phải tuân theo quy định của Luật này và phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Phòng công chứng chỉ được thành lập mới tại những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được Văn phòng công chứng.
Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Cách thành lập và đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng
Các công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng phải có hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gồm:
- Đơn đề nghị thành lập và đề án thành lập Văn phòng công chứng, trong đó nêu rõ sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện;
- Bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên tham gia thành lập Văn phòng công chứng.
Nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng bao gồm:
- Tên gọi của Văn phòng công chứng, họ tên Trưởng Văn phòng công chứng, địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng, danh sách công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và danh sách công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng của Văn phòng công chứng (nếu có).
Hồ sơ đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng gồm:
- Đơn đăng ký hoạt động, giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng phù hợp với nội dung đã nêu trong đề án thành lập và hồ sơ đăng ký hành nghề của các công chứng viên hợp danh, công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng (nếu có).
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Văn phòng công chứng được hoạt động công chứng kể từ ngày Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động.
-
Nhân viên pháp chế và bộ kỹ năng quan trọng cần có
Cập nhật 1 ngày trước -
Con đường trở thành Chuyên viên pháp lý
Cập nhật 1 ngày trước -
Đặc điểm sinh viên Luật
Cập nhật 1 ngày trước -
Con đường trở thành Tiến sĩ
Cập nhật 1 ngày trước -
Sinh viên Luật học sách lậu có vi phạm Luật sở hữu trí tuệ không?
Cập nhật 10 giờ trước -
Khi phỏng vấn xin việc cần thể hiện những kỹ năng gì?
Cập nhật 1 ngày trước -
Kinh nghiệm chưa nhiều vẫn có thể “tán đổ” nhà tuyển dụng
Cập nhật 1 ngày trước
-
Điểm chuẩn ngành Luật của các trường đại học năm 2022 là bao nhiêu?
Cập nhật 4 ngày trước -
Lương gross và lương net là gì? Chuyển lương gross sang net ra sao?
Cập nhật 8 ngày trước -
Năm 2022, Lễ Quốc khánh Việt Nam 2/9 được nghỉ mấy ngày?
Cập nhật 8 ngày trước -
Điều kiện để Cử nhân luật có thể làm Kiểm toán viên nhà nước?
Cập nhật 8 ngày trước -
Điểm chuẩn ngành luật 2022 của các trường đại học (Cập nhật liên tục, đầy đủ nhất)
Cập nhật 15 ngày trước -
Kỹ năng thuyết trình trong ngành luật, cần lưu ý gì?
Cập nhật 12 ngày trước