Thuộc những trường hợp này chủ xe cần phải đổi giấy đăng ký xe ngay
Dưới đây là thủ tục đổi lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe theo quy định tại Thông tư số 15/2014/TT-BCA.
>> Giấy đăng ký xe và biển số xe của bạn có thuộc diện thu hồi?
>> Những trường hợp không được sang tên giấy tờ xe từ năm 2022
Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 58/2020/TT-BCA, giấy chứng nhận đăng ký xe cần phải được cấp đổi, cấp lại trong các trường hợp sau đây:
1 - Xe cải tạo.
2 - Xe thay đổi màu sơn.
3 - Xe hoạt động kinh doanh vận tải đã được đăng ký cấp biển trắng, chữ và số màu đen nay đổi sang biển vàng.
4 - Cần gia hạn giấy chứng nhận đăng ký xe.
5 - Giấy chứng nhận đăng ký xe bị mờ.
6 - Giấy chứng nhận đăng ký xe bị rách nát.
7 - Giấy chứng nhận đăng ký xe bị mất.
8 - Giấy chứng nhận đăng ký xe thay đổi các thông tin của chủ xe (tên chủ xe, địa chỉ).
9 - Chủ xe có nhu cầu đổi giấy đăng ký xe cũ lấy giấy chứng ký xe mẫu mới.
Trường hợp không đi đổi giấy đăng ký xe theo quy định, chủ phương tiện có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể:
1. Làm mất giấy đăng ký xe nhưng không đi đổi, khi tham gia giao thông sẽ bị phạt lỗi điều khiển xe không có giấy đăng ký xe
Mức phạt đối với Ô tô: Phạt từ 02 - 03 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng và tịch thu phương tiện nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của xe (Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Mức phạt đối với xe máy: Phạt từ 800.000 - 01 triệu đồng và tịch thu phương tiện nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của xe (Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
2. Dùng giấy đăng ký xe đã hết hạn
Mức phạt đối với Ô tô: Phạt từ 02 - 03 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng, tịch thu phương tiện nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của xe (Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Mức phạt đối với xe máy: Phạt từ 800.000 - 01 triệu đồng, tịch thu phương tiện nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của xe (Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
3. Dùng giấy đăng ký xe bị tẩy xóa hoặc không đúng số khung, số máy
Mức phạt đối với Ô tô: Phạt từ 04 - 06 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng, tịch giấy đăng ký xe, tịch thu phương tiện nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của xe (Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Mức phạt đối với xe máy: Phạt từ 800.000 - 01 triệu đồng, tịch giấy đăng ký xe, tịch thu phương tiện nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của xe (Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
-
Nhân viên pháp chế và bộ kỹ năng quan trọng cần có
Cập nhật 1 ngày trước -
Con đường trở thành Chuyên viên pháp lý
Cập nhật 1 ngày trước -
Đặc điểm sinh viên Luật
Cập nhật 1 ngày trước -
Con đường trở thành Tiến sĩ
Cập nhật 1 ngày trước -
Sinh viên Luật học sách lậu có vi phạm Luật sở hữu trí tuệ không?
Cập nhật 10 giờ trước -
Khi phỏng vấn xin việc cần thể hiện những kỹ năng gì?
Cập nhật 1 ngày trước -
Kinh nghiệm chưa nhiều vẫn có thể “tán đổ” nhà tuyển dụng
Cập nhật 1 ngày trước
-
Điểm chuẩn ngành Luật của các trường đại học năm 2022 là bao nhiêu?
Cập nhật 4 ngày trước -
Lương gross và lương net là gì? Chuyển lương gross sang net ra sao?
Cập nhật 8 ngày trước -
Năm 2022, Lễ Quốc khánh Việt Nam 2/9 được nghỉ mấy ngày?
Cập nhật 8 ngày trước -
Điều kiện để Cử nhân luật có thể làm Kiểm toán viên nhà nước?
Cập nhật 8 ngày trước -
Điểm chuẩn ngành luật 2022 của các trường đại học (Cập nhật liên tục, đầy đủ nhất)
Cập nhật 15 ngày trước -
Kỹ năng thuyết trình trong ngành luật, cần lưu ý gì?
Cập nhật 12 ngày trước