03 bài học cần nắm vững dành cho sinh viên mới ra trường chuẩn bị đi làm

(có 1 đánh giá)

Sinh viên mới ra trường luôn là một trang giấy trắng. Việc rời bỏ ghế nhà trường bước ra ngoài xã hội như là một sự biến chuyển lớn. Chuyện học chuyện làm luôn được các bạn sinh viên chuẩn bị ra trường quan tâm hơn cả. Dưới đây là 03 bài học cần nắm vững dành cho sinh viên mới ra trường chuẩn bị đi làm.

Đừng bao giờ ngừng đặt câu hỏi

Bạn có biết đặt câu hỏi là một trong những kỹ năng sống quan trọng nhất? Việc bạn bắt đầu một công việc mới, một trải nghiệm mới sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ vì thế đặt câu hỏi là thực sự cần thiết để làm sáng tỏ, hiểu biết thêm sự việc mà bản thân bạn chưa nắm rõ.

Thông thường chúng ta sẽ giải quyết vấn đề nhanh hơn thông qua những câu hỏi. Tất cả những câu hỏi: Tại sao, Sẽ thế nào, Liệu rằng, Có phải,… không chỉ đơn giản giải đáp thắc mắc mà nó còn giúp kết nối, chia sẻ, cảm thông.

Bạn phải biết mình hỏi ai, hỏi như thế nào. Dùng dạng câu hỏi để liên kết các mối quan hệ, gắn kết đồng nghiệp nhưng cốt yếu đừng đặt những câu hỏi quá đơn giản mà hãy hỏi trọng tâm xoáy vào những câu hỏi liên quan công việc, những thắc mắc mà bạn cần giải đáp.

Mỗi câu hỏi không chỉ là bậc thang giúp bạn tiến bộ trong quá trình làm việc mà nó còn khiến bạn chủ động tự tin hơn trong giao tiếp. Đồng thời gắn kết đồng nghiệp với nhau vậy thì việc đặt câu hỏi quả thật có nhiều lợi ích hơn bạn tưởng.

Đừng sợ làm sai hay bị khiển trách

Có một sự thật là không phải chỉ bố mẹ mới được mắng mình mà ngay cả khi ra đời làm việc bạn sẽ ít nhiều nhận được vài sự chỉ trích la rầy từ cấp trên nếu bạn làm sai một điều gì đó ảnh hưởng đến công ty.

Nhất là với sinh viên mới tốt nghiệp, kinh nghiệm không có, trải nghiệm không nhiều nên việc bị cấp trên trách mắng là “chuyện thường như ở huyện” vậy nên đừng cảm thấy quá xấu hổ mà hãy xem đó là động lực giúp bạn hoàn thành việc tốt hơn.

Khi bị trách mắng cố gắng bỏ cảm xúc cá nhân qua một bên nhìn lại thực tế việc mình làm có đúng như những lời sếp nói hay không, tìm kỹ nguyên nhân và đưa hướng khắc phục đừng đổ lỗi: tại, bị, thì, là,… rõ ràng công ty chỉ nhìn thấy lỗi sai trước mắt của bạn chứ không cần biết lý do vì sao xảy ra lỗi sai đó. Thái độ, cách hành xử của bạn sẽ quyết định bạn có giải quyết được hậu quả mà bạn gây ra hay không.

Hãy cứ duy trì sự tích cực, đừng để nỗi chán chường, mệt mỏi làm chùng chân bạn. Nếu làm sai có thể làm lại bởi vì chuyện gì cũng có cách giải quyết riêng của nó.

Bài học về thời gian khi đi làm

Khi mới bước chân vào môi trường văn phòng có thể bạn sẽ choáng ngợp và không mấy quen với thời gian biểu vì không những làm việc trên công ty mà nếu có deadline có dự án cần hoàn thiện gấp thì có thể căn nhà còn chính là văn phòng thứ 2 của mình.

Vì là sinh viên mới ra trường nên tốc độ xử lý công việc sẽ kém hơn các anh chị có kinh nghiệm khác nên sẽ không tránh khỏi chuyện làm chưa xong việc này việc kia đã bắt đầu dồn dập tới. Và lúc này bạn sẽ cảm nhận rằng cuộc sống mình chẳng khác nào “địa ngục” vì khối lượng công việc quá tải.

Bạn không có lấy một tí thời gian rảnh để lãng phí vì vậy hãy gắng sắp xếp công việc ổn định nhất, nhờ sự trợ giúp của đồng nghiệp khi bị giao cho những nhiệm vụ khó nhằn. Trong một môi trường văn phòng chung dĩ nhiên ai cũng sễ bận nên lên thời gian biểu sắp xếp thứ tự công việc từ dễ đến khó, từ cần hoàn thành gấp đến thời hạn hoàn thành xa nhất.

Dù là đi học hay đi làm thì chỗ nào cũng sẽ cho ta những bài học nhất định, việc tiếp thu, cố gắng hoàn thiện mỗi ngày sẽ khiến trở ngại không còn là vấn đề quá lớn và bạn sẽ học được nhiều bài học quý giá giúp ích cho bản thân mình hơn.

(có 1 đánh giá)
Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.617 
Click vào đây để xem danh sách Việc làm thực tập sinh hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm thực tập sinh
Click vào đây để xem danh sách Việc làm thực tập sinh hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm thực tập sinh