04 mẫu người nơi công sở cần tránh xa

Môi trường công sở là một xã hội thu nhỏ, ở đó mỗi người một tính cách, một cách sống khác nhau, đến từ những nơi khác nhau. Cho nên việc dung hòa hết tất cả các mối quan hệ là điều không khả thi. Có những người chúng ta có thể kết thân, có những người chỉ dừng lại trong phạm vi công việc và thậm chí có những người mà ta cần phải tránh xa để tránh rắc rối.

1. Người thích bàn chuyện người khác

Nếu bạn bị cuốn theo nhịp của những người này, vô tình bạn sẽ nhập hội. Đây là mẫu người cơ bản để gây ra những rắc rối chốn công sở. Và rất có thể trong tương lai gần, chính bạn lại là đề tài bàn tán trong câu chuyện của chính những người bọn họ.

Đi làm, việc đâu tiên, ưu tiên nhất là làm, là tạo ra giá trị thặng dư cho công ty. Những chuyện bên lề như giao lưu, giải trí, kết giao… chỉ là những việc phụ. Và trong những việc phụ đó, không không có chỗ cho việc “ngồi lê đôi mách”. Bàn tán, bình phẩm chuyện không phải của mình chỉ làm cho tình hình, câu chuyện phức tạp thêm, nghiêm trọng thêm  và thậm chí có thể gây ảnh hưởng xấu đến một người hoặc một vài người, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến cả một tập thể. Nói tóm lại, trong mọi trường hợp những người “ngồi lê đôi mách” mang lại những điều tiêu cực nhiều hơn những điều tích cực. Bạn cần phải tránh xa.

2. Những người “ăn không, nói có”

Những người này chắc chắn sẽ đem lại những thị phi, tiêu cực trong tập thể. Trong mọi trường hợp, sự chân thành đều đáng trân quý, ngược lại sự giả dối là kẻ thù của tất cả những mối quan hệ. Đặc biệt những người “ăn không nói có” lại càng nguy hiểm hơn. Tiếp xúc với những người này đủ nhiều, sẽ không lâu sau, bạn chính là nạn nhân của họ. Sẽ thật khó xử nếu một lúc nào đó bạn là một kẻ “chảnh chọe”, kiêu kỳ trong mắc người khác. Sẽ thật rắc rối nếu mọi việc bình thường được phóng đại lên một cách không cần thiết.

Nếu kết thân với những người này, những chuyện nhỏ to tâm sự của bạn sẽ được thêu dệt thành những drama đầy kịch tính và được truyền tải mạnh mẽ tới tai của những người xung quanh, từ đó sẽ kéo theo những hệ lụy tiêu cực trong cuộc sống, công việc.

3. Những người đố kỵ

Trong môi trường công sở, môi trường làm việc… các nhà quản lý đều muốn tạo nên một tâm thế làm việc cạnh tranh, thi đua giữa các nhân viên với nhau. Điều này giúp tạo động lực cho từng nhân viên cố gắng làm việc hiệu quả hơn, năng suất hơn để có những phúc lợi tốt hơn cho bản thân mình. Từ đó những giá trị thặng dư mà sự cạnh tranh đem lại cũng sẽ giá trị hơn với công ty.

Cạnh tranh là một điều tốt, là động lực cho sự phát triển của xã hội nói chung. Tuy nhiên, sự đố kỵ lại không tạo nên điều đó. Cạnh tranh bằng thực lực, khả năng. Tuy nhiên tính đố kỵ có thể khiến sự cạnh tranh đó trở nên không lành mạnh. Thay vì nổ lực làm việc để đạt thành tích tốt, một người đố kỵ có thể dùng thủ đoạn để hạ kết quả của đối thủ, để tự nâng vị trí của mình lên. Lúc này, giá trị của sự cạnh tranh đã không còn. Nếu tiếp xúc với những người có tính đố kỵ, sẽ thật rủi ro vì một ngày nào đó có thể bạn sẽ là nạn nhân của những chiêu trò của họ.

4. Những người “bán than”

Là những người hay than thở, than thở trong mọi tình huống, trong mọi trường hợp. Đây là những người truyền những tín hiệu tiêu cực ra xã hội. Và bằng những hiệu ứng từ họ tạo ra, vô tình bạn sẽ bị kéo lại, tiến độ công việc sẽ bị trì hoãn theo những tín hiệu tiêu cực của họ.

 

 

Trương Nguyễn Thạch
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.572 
Click vào đây để xem danh sách Việc làm Nhân viên văn phòng hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm Nhân viên văn phòng
Click vào đây để xem danh sách Việc làm Nhân viên văn phòng hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm Nhân viên văn phòng