05 điểm mới của Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam (nhiệm kỳ 2021-2026)?

(có 1 đánh giá)

So với Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1573/QĐ-BTP năm 2015 (Điều lệ cũ) thì Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 có một số điểm mới nào? câu hỏi của anh N (Huế).

Quy định rõ về Thường trực Liên đoàn Luật sư Việt Nam?

Ngày 19/07/2022 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, trong đó có một số điểm mới so với Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1573/QĐ-BTP năm 2015 (hết hiệu lực từ 19/07/2022), cụ thể như sau:

Tại Điều 9 Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1573/QĐ-BTP năm 2015 (hết hiệu lực từ 19/07/2022) (Chủ tịch, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam) được tách thành 3 điều (Điều 9 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022, Điều 10 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 và Điều 11 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022) quy định rõ hơn về nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Liên đoàn Luật sư Việt Nam, của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Theo đó, tại Điều 9 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 quy định: "Thường trực Liên đoàn Luật sư Việt Nam có nhiệm vụ điều hành hoạt động thường xuyên của Liên đoàn giữa các kỳ họp của Ban Thường vụ Liên đoàn; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn Luật sư Việt Nam; quyết định và thực hiện quan hệ với các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và quan hệ hợp tác quốc tế."

Cụ thể, thường trực Liên đoàn gồm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch, trong đó Chủ tịch và từ 01 đến 02 Phó Chủ tịch làm việc chuyên trách, thường xuyên, toàn thời gian hành chính ở Liên đoàn. Những quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch và Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam được cấu tạo riêng thành từng điều (Điều 10 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 - Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam; Điều 11 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 - Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam).

05 điểm mới của Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam (nhiệm kỳ 2021-2026)?

05 điểm mới của Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam (nhiệm kỳ 2021-2026)? (Hình từ Internet)

Thêm trường hợp Luật sư bị từ chối rút tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư?

Cụ thể tại điểm đ khoản 2 Điều 32 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 có thêm một trường hợp Luật sư bị từ chối rút tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư so với Điều lệ cũ như sau:

Rút tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư, chuyển Đoàn Luật sư

...

2. Luật sư bị từ chối rút tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Đang trong quá trình bị xem xét kỷ luật;

b) Đang trong thời gian chấp hành hình thức kỷ luật tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn Luật sư; đang trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo có hiệu lực;

c) Đang trong quá trình giải quyết tranh chấp với khách hàng, luật sư hoặc tổ chức hành nghề luật sư;

d) Đang trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động hành nghề luật sư;

đ) Vi phạm nghĩa vụ đóng phí thành viên Liên đoàn Luật sư Việt Nam, phí thành viên Đoàn Luật sư.

...

Tách phí thành viên thành phí thành viên Liên đoàn Luật sư và phí thành viên Đoàn Luật sư?

Cụ thể theo quy định cũ chỉ đề cập Luật sư phải đóng phí thành viên và mức phí, các trường hợp miễn, giảm phí thành viên do Hội đồng Luật sư toàn quốc quy định.

Trong khi đó, tại khoản 3 Điều 39 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 đã phân định rõ 02 loại phí thành viên gồm phí thành viên Liên đoàn Luật sư và phí thành viên Đoàn Luật sư.

Cũng theo quy định này thì mức phí thành viên Liên đoàn, phí thành viên Đoàn Luật sư; các trường hợp miễn, giảm phí thành viên Liên đoàn, phí thành viên Đoàn Luật sư do Hội đồng Luật sư toàn quốc quy định.

Ngoài ra quy định mới cũng đề cập, trường hợp Luật sư không đóng phí thành viên Liên đoàn Luật sư Việt Nam hoặc phí thành viên Đoàn Luật sư thì bị xử lý theo quy định sau:

- Quá 06 tháng đến dưới 12 tháng thì Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhắc nhở trên Trang thông tin điện tử của Liên đoàn, Đoàn Luật sư nhắc nhở trên Trang thông tin điện tử của Đoàn Luật sư, nhắc nhở bằng văn bản lần thứ nhất hoặc bằng hình thức khác;

- Từ 12 tháng đến dưới 18 tháng thì Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhắc nhở trên Trang thông tin điện tử của Liên đoàn, Đoàn Luật sư nhắc nhở trên Trang thông tin điện tử của Đoàn Luật sư, nhắc nhở bằng văn bản lần thứ hai hoặc bằng hình thức khác;

- Từ 18 tháng trở lên thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư.

Bổ sung quy định về quan hệ giữa Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư với tổ chức hành nghề luật sư?

Theo đó, so với quy định cụ, tại Điều 51 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 có quy định về quan hệ giữa Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư với tổ chức hành nghề luật sư như sau:

Quan hệ giữa Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư với tổ chức hành nghề luật sư

Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư hoạt động hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư; giám sát việc tuân thủ pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư; thực hiện việc tôn vinh, khen thưởng đối với tổ chức hành nghề luật sư có thành tích xuất sắc trong hoạt động hành nghề luật sư.

Quy định rõ về hình thức kỷ luật xóa tên khỏi danh sách Luật sư của Đoàn Luật sư mà không phải theo thủ tục xử lý kỷ luật do luật định?

Cụ thể so với Điều lệ cũ, khoản 3 Điều 42 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 quy định 02 trường hợp mà Luật sư đương nhiên bị Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư xử lý kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư mà không phải theo thủ tục xử lý kỷ luật luật sư quy định tại khoản 5 Điều này, cụ thể gồm:

Trường hợp 01: Luật sư bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư trong các trường hợp quy định tại các điểm h và i khoản 1 Điều 18 của Luật Luật sư;

Trường hợp 02: Luật sư có 18 tháng không đóng phí thành viên Liên đoàn Luật sư Việt Nam hoặc phí thành viên Đoàn Luật sư.

(có 1 đánh giá)
Phạm Thị Xuân Hương
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.207