05 sai lầm khi phỏng vấn khiến ứng viên bị từ chối cơ hội nghề nghiệp

Nhà tuyển dụng của các doanh nghiệp công ty lớn, nhỏ luôn có tiêu chí tuyển dụng riêng tuy nhiên họ đều đánh giá ứng viên thông qua thái độ, trình độ trong buổi phỏng vấn. Nếu mắc những sai lầm sau đây ứng viên sẽ bị nhà tuyển dụng gạch tên ra khỏi danh sách trúng tuyển.

Ứng viên lơ là trong buổi phỏng vấn

Việc bạn lơ là thiếu tập trung trong buổi phỏng vấn không chỉ khiến bạn mắc những lỗi sai cơ bản mà còn bị đánh giá thái độ nặng nề. Bạn sẽ không có cơ hội được nhà tuyển dụng trao vé đi tiếp vì họ xem bạn là ứng viên không tôn trọng người phỏng vấn.

Việc tập trung theo buổi phỏng vấn sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được bạn có quan tâm đến cơ hội và tâm huyến với vị trí công việc mà mình đang ứng tuyển hay không.

Không thể hiện sự quan tâm hoặc sự đam mê

Ngữ điệu trong giọng của bạn là thứ khiến người nghe tập trung; và làm họ tin những gì bạn đang nói. Ngữ điệu quan trọng đến mức bạn phải luôn duy trì nó trog suốt cuộc phỏng vấn. Người ta có thể biết bạn có đang không thoải mái; hoặc căng thẳng hay không qua ngữ điệu của bạn.

Thêm nữa, giọng đều đều sẽ  khiến họ xao nhãng khỏi nội dung bạn đang nói; và làm thông điệp trong bài phỏng vấn của bạn không còn nữa. Lời khuyên tốt nhất của tôi: Ngồi thăng và nở nụ cười trong khi nói. Với những tư thế, cử chỉ tốt và một nụ cười sẽ giúp bạn trông dễ gần cũng như thú vị hơn.

Ứng viên trả lời quá nhanh hoặc ấp úng trong câu trả lời

Đây là một trong những lý di khiến ứng viên bị từ chối.

Đừng quá hồi hộp khi nhận được câu hỏi từ phía nhà tuyển dụng. Hãy để bản thân bình tĩnh thoải mái. Vì nếu bạn trả lời các câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra một cách quá nhanh hay quá run không thể rành mạch trong câu trả lời sẽ khiến bạn mất điểm trầm trọng chưa kể nội dung câu trả lời sẽ thiếu rõ ràng, độ súc tích, hấp dẫn theo đó mà giảm đáng kể.

Cố gắng luôn chuẩn bị trước một vài câu hỏi mà nhà tuyển dụng cũng sẽ thường hỏi ứng viên để đỡ bỡ ngỡ. Trong 5 câu bạn vấp 2 câu trả lời được 3 câu cũng là chiếc phao cứu sinh giúp bạn 1 vé có được công việc mơ ước.

Ứng viên chưa chuẩn bị kỹ

Dĩ nhiên đối với trường hợp ứng viên chưa chuẩn bị kĩ càng bị “out” khỏi phòng phỏng vấn không có gì quá ngạc nhiên.

Việc ngắt quãng, trả lời thiếu tính xác thực vì không hiểu rõ công ty cũng như vị trí công việc mà bạn ứng tuyển sẽ gây mất thời gian và khó chịu đối với nhà tuyển dụng. Bạn không chuẩn bị trước đồng nghĩa với việc bạn hời hợt và không tôn trọng công ty, công viên mà mình đang ứng tuyển.

Giữa hàng loạt ứng viên tiềm năng dĩ nhiên suất nhân viên chính thức dành cho bạn là không có nếu bạn cứ giữ lối quan điểm hỏi gì nói đó không biết không trả lời quyết không tìm hiểu thì dù có phỏng vấn 5 hay 10 doanh nghiệp khác nhau thì tỉ lệ thành công tìm được việc làm cũng bằng 0.

Ứng viên đặt câu hỏi ngược lại có phần “ngây thơ”

Phần cuối phỏng vấn nhà tuyển dụng sẽ luôn hỏi: “Bạn có thắc mắc hay muốn đặt câu hỏi gì không.” Đây là phần để bạn thể hiện bạn có thực sự quan tâm đến vị trí công việc mà mình đang ứng tuyển. Hãy đưa ra những câu hỏi xoay quanh công việc, đồng nghiệp, hướng phát triển công ty.Những câu hỏi thích hợp, xác đáng; và gợi mở là cực kì quan trọng ở cuối mỗi cuộc phỏng vấn.

Ví dụ, nếu bạn đang ứng tuyển cho một vị trí mới của công ty; một câu hỏi tuyệt vời sẽ là: “Côngviệc của tôi sẽ hỗ trợ những mảng công việc khác của tổ chức như thế nào?”; “Vị trí của tôi sẽ đóng vai trò như thế nào trong việc đối đầu với mối nguy hại từ (sự phát triển của những đối thủ cạnh tranh)?”.

Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.543