09 trường hợp Thừa phát lại không được lập vi bằng
Trong giao dịch mua bán, chuyển nhượng bất động sản, hợp đồng giao dịch phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.
Tuy nhiên trong thực tiễn áp dụng pháp luật, cùng với việc một thời gian Bộ Tư pháp tổ chức cho thí điểm hoạt động các Văn phòng Thừa phát lại đã có phát sinh những hiện tượng Thừa phát lại lập vi bằng để “chứng” cho việc chuyển nhượng, tặng cho bất động sản. Nhiều người dân không am hiểu pháp luật sẽ hiểu lầm rằng việc lập vi bằng và công chứng, chứng thực hợp đồng là một. Điều này sẽ gây ra rủi ro pháp lý, nếu như xảy ra tranh chấp thì vi bằng ghi nhận sự kiện giao dịch đó không có giá trị thay thế cho hợp đồng cần được công chứng, chứng thực và giao dịch rất có nguy cơ bị tuyên vô hiệu.
Nắm bắt được những bất cập đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức hoạt động Thừa phát lại. Trong đó có nêu rõ các hành vi mà Thừa phát lại không được lập vi bằng, trong đó có nhắc đến việc Thừa phát lại không được lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, theo Điều 37 của Nghị định này thì có những trường hợp/sự kiện sau mà Thừa phát lại không được lập vi bằng:
1. Không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
2. Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm: Xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lai trong khu vực câm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự.
3. Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội.
4. Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.
5. Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
6. Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.
7. Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.
8. Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.
9. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Các bạn nhớ lưu ý để tránh nhần lẫn, dẫn đến rủi ro nhé.
-
Hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát lại gồm những gì? Đối tượng nào không được đăng ký tham gia tập sự hành nghề Thừa phát lại?
Cập nhật 12 ngày trước -
Nguồn gốc tên gọi: Thừa phát lại
Cập nhật 1 năm trước -
Danh sách Văn phòng thừa phát lại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Cập nhật 13 ngày trước -
Từ Cử nhân Luật thành một Thừa phát lại
Cập nhật 7 tháng trước -
Các văn phòng Thừa phát lại ở TPHCM
Cập nhật 2 năm trước -
Thừa phát lại tuyển dụng: Làm Thừa phát lại là gì?
Cập nhật 1 tháng trước
-
Doanh nghiệp sa thải người lao động làm lộ tiền lương thì có đúng với quy định pháp luật không?
Cập nhật 5 ngày trước -
VKSND Hà Nội tuyển dụng công chức năm 2023
Cập nhật 6 ngày trước -
Mức đóng lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú đối với cá nhân hiện nay là bao nhiêu? Được miễn lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú trong trường hợp nào?
Cập nhật 4 ngày trước -
Để rút Bảo hiểm xã hội một lần năm 2023 cần đáp ứng những điều kiện gì? Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính như thế nào?
Cập nhật 5 ngày trước -
Cách tính trợ cấp thôi việc hiện nay được pháp luật quy định như thế nào? Trong trường hợp nào thi không được nhận trợ cấp thôi việc?
Cập nhật 5 ngày trước -
Khi nào thi cần phải nộp thuế thu nhập cá nhân? Những đối tượng người lao động nào cần đóng thuế thu nhập cá nhân?
Cập nhật 4 ngày trước -
Bảo hiểm tiền gửi được hiểu như thế nào? Phí bảo hiểm tiền gửi sẽ được tính dựa trên những cơ sở nào?
Cập nhật 6 ngày trước
-
Bảng lương của công chức áp dụng từ ngày 1/7/2023
Cập nhật 11 giờ trước -
Ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 trong năm 2023 thì người lao động sẽ được nghỉ mấy ngày?
Cập nhật 14 giờ trước -
Làm thế nào để thực tập sinh trở thành nhân viên chính thức?
Cập nhật 1 ngày trước -
Sơ yếu lý lịch viên chức là gì? Mẫu sơ yếu lý lịch viên chức hiện nay sẽ bao gồm những nội dung nào?
Cập nhật 1 ngày trước -
Thời gian công tác của người được nhận vào làm công chức nhà nước được tính như thế nào theo quy định hiện nay?
Cập nhật 1 ngày trước -
Người sử dụng lao động có phải tăng lương định kỳ hằng năm cho người lao động hay không?
Cập nhật 2 ngày trước