10 Câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn tìm việc (Mọi ngành)

(có 1 đánh giá)

Điểm qua vài câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời thông minh, khôn khéo chinh phục mọi nhà tuyển dụng

  • Giới thiệu bản thân

=> Gợi ý trả lời: Bạn chỉ có 1 – 2 phút để trình bày cho nhà tuyển dụng biết mình là ai. Đừng để việc giới thiệu chỉ dừng lại ở thao tác “copy – paste” từ sơ yếu lí lịch. Khái quát cá nhân và thành tích ngắn gọi đề cập tính liên quan giữa mình và công việc bạn đang ứng tuyển để nhà tuyển dụng có thể đánh giá được bạn phù hợp với vị trí đó hay không.

  • Tại sao bạn lại lựa chọn thôi việc ở công ty cũ?

=> Gợi ý trả lời: Đừng cố gắng đóng vai người bị hại hay kẻ bốc phốt khi trả lời dạng câu hỏi này. Lựa chọn câu trả lời mang hướng tích cực sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn cao hơn. Các câu trả lời được xem là ổn định để vượt qua câu hỏi này đơn cử như:
Tôi muốn tìm một môi trường thách thức để phát triển bản thân mình hơn.
Tôi muốn bản thân trải nghiệm nhiều điều mới mẻ để biết được mình có đương đầu với khó khăn thách thức được đến đâu.

  • Chỉ ra điểm mạnh của bạn

Nhà tuyển dụng luôn mong muốn sở hữu những ứng viên mạnh nhất để cống hiến cho công ty vì vậy việc đặt ra câu hỏi bắt các ứng viên chỉ ra điểm mạnh của chính bản thân mình chính là để xác định bạn có hiểu rõ những thế mạnh vốn có của bạn hay không.

=> Gợi ý trả lời: Đừng trả lời câu hỏi một cách thừa thải. Ví dụ bạn ứng tuyển hành chính nhân sự hay trợ lý luật sư thì không thể trả lời điểm mạnh của bản thân tôi là hát rất hay. Hãy nêu những ưu điểm của bản thân gắn liền với vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Thể hiện điểm mạnh ấy bằng các thành tựu hoặc công việc nổi bậc mà bạn đã làm ở công ty cũ. Đối với câu hỏi nêu điểm mạnh của bạn thì bạn nên nhớ nêu những điểm gắn liền với vị trí mà bạn đang ứng tuyển và thể hiện điểm mạnh ấy bằng cách nêu ví dụ thực hiện ở công ty trước.

  • Điểm yếu của bạn là gì?

Bên cạnh câu hỏi điểm mạnh chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ hỏi về điểm yếu của bạn. Dĩ nhiên con người không ai là hoàn hảo nên việc có khuyết điểm và điểm yếu là thường tình nhưng đừng vội thật thà kể ra hết thảy điểm yếu của bản thân nó sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn không làm nên chuyện.

=> Gợi ý trả lời: Hãy kể những yếu điểm của mình nhưng đi kèm với đó là bạn đã cố gắng khắc phục ra sao. Ví dụ: bản thân là người hay quên nên những việc quan trọng đều được note lại cẩn thận để không bị bỏ lỡ hay gây rắc rối trong công việc.

  • Bạn biết gì về công ty chúng tôi và công việc mà bạn ứng tuyển?

=> Gợi ý trả lời: Dù là phỏng vấn ở câu ty nào thì chắc chắn bạn sẽ gặp dạng câu hỏi này. Vì thế trước khi nhận lời mời phỏng vấn hãy bỏ thời gian tìm hiểu công ty, doanh nghiệp đó. Từ lịch sử hình thành, ngành nghề kinh doanh, hướng phát triển. Sau đó liên kết đến công việc mà bạn đang ứng tuyển. Thể hiện sự hiểu biết, nắm rõ công việc là một điểm cộng giúp nhà tuyển dụng đánh giá bạn phù hợp với vị trí họ đang cần.

  • Câu hỏi phỏng vấn thường gặp số 8: Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn vào vị trí này?

=> Gợi ý trả lời: Đây là câu hỏi mà nhà tuyển dụng cũng đánh giá được bạn, bạn nên trả lời để làm nổi bật được bạn phù hợp với công việc và công ty đang tìm ứng viên giống như bạn.

  • Bạn có nghĩ năng lực của bạn vượt qua yêu cầu công việc ứng tuyển mà chúng tôi đưa ra?

=> Gợi ý trả lời: Đừng vội trả lời chắc nịch câu hỏi này là có. Hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn biết năng lực của bạn nằm ở đâu và nếu yêu cầu công việc quá cao đồng nghĩa với việc bạn phải cố gắng hơn nữa để hoàn thành hiệu suất công việc mà công ty yêu cầu.

  • Bạn dự định làm ở công ty chúng tôi bao lâu?

Đây là dạng câu hỏi tương lai và tương lai thì không ai biết trước được vì vậy khoan hãy khẳng định hay cam kết tôi sẽ làm việc với công ty 05 năm, 10 năm hay cả đời.

=> Gợi ý trả lời: Bạn nên đưa ra câu trả lời khéo léo rằng hiện tại công ty chính là mục tiêu mà bạn hướng đến trong xuyên suốt quá trình làm việc bạn sẽ cố gắng hoàn thiện phát triển bản thân và gắng đóng góp vào sự phát triển của công ty. Sự gắn bó lâu dài thông qua năng lực và chính sách của công ty đối với nhân viên nên nếu công ty và bạn luôn cùng hướng thì việc gắn bó lâu dài là điều hoàn toàn có thể hi vọng được.

  • Vì sao bạn nghĩ bạn lại phù hợp với vị trí ứng tuyển đó?

Vẫn là dạng câu hỏi tự nhận định bản thân mình mà nhà tuyển dụng muốn đánh giá ứng viên một lần nữa.

=> Vì thế khi gặp dạng câu hỏi này bạn nên đưa ra điểm mạnh, kỹ năng mà bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển đó và đưa ra cách giải quyết khi bạn gặp vấn đề trong công việc mà bạn ứng tuyển.

  • Bạn có sẵn sàng đặt lợi ích công ty nên lợi ích cá nhân

=> Gợi ý trả lời: Hãy trả lời câu hỏi này một cách khẳng định nhất có thể là có. Vì đây là câu trả lời mà các nhà tuyển dụng muốn nha. Là một thành viên của công ty doanh nghiệp thì việc đặt công ty lên lợi ích cá nhân là điều hoàn toàn cần thiết tuy nhiên nó phải đúng theo quy định của luật hiện hành.

(có 1 đánh giá)
Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.897