30 câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng thường gặp – Phần 1

(có 1 đánh giá)

Phỏng vấn tuyển dụng có “muôn hình vạn trạng”, nhưng luôn có những vấn đề cơ bản, những câu hỏi chung nhất mà hầu như cuộc phỏng vấn nào cũng có. Để có một buổi phỏng vấn thành công, ứng viên cần chuẩn bị những câu trả lời với những câu hỏi thường gặp dưới đây.

1. “Hãy giới thiệu sơ qua về bản thân mình”

Thực tế đây không phải là một câu hỏi mà đó là một lời đề nghị. Và lời đề nghị này bạn bắt buộc phải làm để có một cuộc phỏng vấn suôn sẻ. Vậy bạn giới thiệu bản thân mình như thế nào?

Thông thường bạn chỉ nên dành 1.5 – 2 phút cho phần giới thiệu bản thân vì cuộc phỏng vấn cần nhiều thời gian để hai bên khai thác thông tin lẫn nhau ở những nội dung khác. Chính vì vậy phần giới thiệu của bạn phải khái quát, và chỉ dừng lại ở mức độ khái quát về bản thân nhưng đồng thời cũng phải khái quát đủ những nội dung cần thiết nhé. Một số nội dung cần đề cập bao gồm: công việc hiện tại, trình độ học vấn, mục tiêu sự nghiệp,… Bạn nên cân nhắc giới thiệu bản thân theo trình tự thời gian từ quá khứ đến tương lai. Dành một vài câu để chia sẻ về sở thích, sở trường của bản thân mình cũng là một điều tốt.

Hình từ Internet

2. “Điểm mạnh của bạn là gì?”

Đây hoàn toàn không phải là một câu hỏi xã giao, sáo rổng. Nhà tuyển dụng muốn biết điểm mạnh của ưng viên để đánh giá mức độ phù hợp với công việc. Chính vì vậy ban phải trả lời với thực tế thông  tin những gì bạn có.

Với câu hỏi này, bạn nên chọn lọc ra 2, 3 điểm mạnh nhất của bản thân để cung cấp thông tin cho nhà tuyển dụng. Và quan trọng là những điểm mạnh đó phải phần nào liên quan tới công việc mà bạn đang ứng tuyển.

Ví dụ: Bạn ứng tuyển vào vị trí pháp chế của công ty thì những ưu điểm như: Chuyên về pháp luật đầu tư, doanh nghiệp, hoặc am hiểu các quy định về thuế.. là những điểm mạnh cần kể. Không nên kể ra những điểm mạnh như chơi thể thao, hài hước… những thông tin này nhà tuyển dụng sẽ có cách khai thác bằng những câu hỏi khác.

3. “Điểm yếu của bạn là gì?”

Bên cạnh việc khai thác điểm mạnh của ứng viên, thì nhà tuyển dụng cũng muốn biết thông tin về những điểm yếu của ứng viên để đánh giá xem ứng viên có thực sự phù hợp với công việc hay không.

Là một người bình thường ai cũng có những điểm yếu của riêng mình, điều quan trọng là bản thân biết khắc phục, tiết chế những điểm yếu đó ra sao để không bị ảnh hưởng tới cuộc sống, tới công việc. Chính vì vậy, câu trả lời “Không có điểm yếu” chắc chắn là một câu trả lời không được chấp nhận và ứng viên sẽ bị điểm trừ vì câu trả lời này.

Cách để bạn trả lời câu hỏi này một cách “nhẹ nhàng” nhất, đó chính là đưa ra điểm yếu của bản thân bằng những trạng từ mang tính nhẹ nhàng hơn, và kèm với câu trả lời điểm yếu đó bạn nên đưa ra cách để bạn khắc phục điểm yếu của mình, phương hướng để khắc phục nó trong tương lai.

4. “Mục tiêu của bạn là gì?”

Thông thường thông tin này ứng viên đã để trên CV ứng tuyển. Tuy nhiên đôi kh Nhà tuyển dụng cũng sẽ hỏi lại để làm rõ vấn đề hơn. Lý do nhà tuyển dụng hỏi câu này là để đánh giá rằng với công việc hiện tại họ đang tuyển, nó có phù hợp với kế hoạch, mục tiêu của ứng viên đang phỏng vấn hay không.

Thông thường với một người đi làm, họ sẽ có những kế hoạch, mục tiêu cho riêng mình để phát triển sự nghiệp của bản thân với lộ trình theo thời gian. Chính vì vậy, mức độ phù hơp của mục tiêu và công việc là rất quan trọng. Điều đó giúp cho ứng viên phát triển đúng mục tiêu, từ đó đem lại những kết quả công việc tốt hơn phục vụ cho lợi ích của doanh nghiệp.

Chính vì những lý do trên, với câu hỏi này bạn nên chia sẻ thật những mong muốn và mục tiêu của mình. Bạn cần chia rõ ràng mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Với mục tiêu ngắn hạn, hãy nói rằng bạn mong muốn tìm được một công việc có thể khiến bạn phát huy tối đa thế mạnh và kinh nghiệm đang có. Bên cạnh đó, bạn cũng mong muốn được đóng góp công sức vào sự phát triển của công ty.

Với mục tiêu dài hạn, bạn cần có cái nhìn rộng hơn. Có thể đó là trở thành mẫu người mà bạn muốn hướng tới hoặc bạn muốn tạo nên sự khác biệt trong sự nghiệp của mình và làm những điều khiến bản thân, gia đình tự hào…

5. “Kết quả làm việc mà bạn thấy tự hào nhất là gì?”

Với câu trả lời này, hãy chia sẻ câu chuyện của bạn một cách logic. Vấn đề trong công việc mà bạn được giao là gì? Công ty giao cho bạn nhiệm vụ gì? Bạn giải quyết nó ra sao? Và kết quả thế nào?

…còn tiếp…

 

 

 

(có 1 đánh giá)
Trương Nguyễn Thạch
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
3.437