4 Sai lầm cơ bản khi luật sư trẻ tư vấn
Ảnh minh họa - Nguồn : INTERNET
1. Không tìm hiểu rõ vấn đề của khách hàng khi tư vấn
Là khi luật sư đưa ra tư vấn cho khách hàng mà chưa hiểu rõ vấn đề của khách hàng. Thông thường khi trao đổi với luật sư, khách hàng thường không nói rõ về vấn đề của mình mà họ có thói quen hỏi thẳng về cách thực hiện một phương án mà họ cho là đúng để giải quyết vấn đề của họ. Luật sư thường mắc sai lầm ở thời điểm này khi ngay lập tức đưa ra câu trả lời trực tiếp cho câu hỏi của khách hàng mà không quan tâm tìm hiểu cụ thể về hoàn cảnh của khách hàng. Khách hàng có thể dựa vào tư vấn của luật sư để giải quyết vấn đề và có thể sẽ có sai sót, khi đó họ sẽ quay sang đổ lỗi cho tư vấn của luật sư làm giảm uy tín của luật sư.
2. Không tìm hiểu về khách hàng khi tư vấn
“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng” – một sai lầm cơ bản khi tư vấn của luật sư là không tìm hiểu về khách hàng của mình. Hiểu rõ về khách hàng giúp luật sư đưa ra tư vấn cụ thể và chính xác áp dụng cho trường hợp của khách hàng hơn là một tư vấn mang tính áp dụng chung cho nhiều khách hàng khác nhau. Hiểu rõ về khách hàng cũng giúp cho luật sư hiểu hơn về nhu cầu của khách hàng, về các giá trị khách hàng mong muốn nhận được cũng như cơ hội phát triển hợp tác tương lai.
3. Không tra cứu đầy đủ quy định pháp luật
Đặc thù của hệ thống pháp luật chung ở Việt Nam là một văn bản thường đươc dẫn chiếu tới văn bản khác. Thông thường, luật sẽ được hướng dẫn bởi Nghị định, Nghị định hướng dẫn bởi Thông tư, Thông tư được hướng dẫn bởi các quyết định hoặc công văn của đơn vị chuyên ngành. Do đó, khi nghiên cứu đưa ra tư vấn luật sư cần cẩn trọng trong việc tra cứu đầy đủ các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề tư vấn. Có những văn bản đơn vị chuyên ngành hoặc do quy định nội bộ của họ đôi khi không được phổ biến rộng rãi. Luật sư cần tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra tư vấn cho khách hàng.
4. Không kiểm tra hiệu lực văn bản pháp luật
Văn bản pháp luật Việt Nam thường xuyên được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bởi các văn bản pháp luật khác. Do đó, luật sư phải thường xuyên kiểm tra hiệu lực của văn bản, đặc biệt khi đưa ra tư vấn cho khách hàng. Đây là một lỗi cơ bản mà luật sư trẻ thường xuyên mắc phải vì chưa hình thành thói quen thường xuyên cập nhập quy định pháp luật mới.
-
Tra cứu xử phạt giao thông bằng giọng nói
Cập nhật 1 năm trước -
Tổng hợp tình hình mới nhất về dịch Covid-19
Cập nhật 8 tháng trước -
Từ năm 2020 sẽ có 05 thay đổi quan trọng về bảo hiểm xã hội
Cập nhật 1 năm trước -
Dân được quyền kiện hành chính đến cấp nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Điểm chuẩn đánh giá năng lực vào đại học sẽ tăng cao
Cập nhật 1 năm trước -
Học và làm gì ở nhóm ngành Luật?
Cập nhật 2 tháng trước
-
Tổng hợp điểm chuẩn ngành Luật của các trường Đại học trên khắp cả nước trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020
Cập nhật 15 giờ trước -
Chuyên viên tài chính là gì? Yêu cầu và kỹ năng của Chuyên viên tư vấn tài chính
Cập nhật 5 ngày trước -
Nhân viên nhân sự tiền lương (C&B) là gì?
Cập nhật 20 giờ trước -
Chuyên viên đào tạo là gì?
Cập nhật 19 giờ trước -
Tổng hợp học phí ngành Luật tại các trường đào tạo trên khắp cả nước năm học 2020 - 2021
Cập nhật 5 ngày trước -
Mô tả công việc vị trí Chuyên viên đào tạo
Cập nhật 19 giờ trước -
Vai trò của nhân viên C&B trong doanh nghiệp? Học gì để trở thành Nhân viên C&B
Cập nhật 20 giờ trước
-
Công việc Nhân viên hỗ trợ kinh doanh
Cập nhật 13 giờ trước -
Thị thực là gì?
Cập nhật 14 giờ trước -
Mô tả công việc vị trí Trợ lý Chủ tịch
Cập nhật 16 giờ trước -
Bình luận những điểm mới trong Luật Doanh nghiệp năm 2020
Cập nhật 20 giờ trước -
Trung ương thông qua nhân sự “đặc biệt”; danh sách đề cử lãnh đạo chủ chốt khóa mới
Cập nhật 20 giờ trước -
Thực tập sinh kinh doanh và những điều sinh viên cần biết
Cập nhật 19 giờ trước