Bạn có sợ… nhận lương cao?

Khi đi làm, ai cũng mong muốn và hướng đến một mức lương cao. Lương cao giúp bạn chi tiêu thoải mái hơn, trang trải cuộc sống thuận lợi hơn, tái đầu tư sức lao động tốt hơn… Tuy nhiên trong thực tế, lương cao sẽ tỉ lệ thuận với “độ khó” của công việc, tỉ lệ thuận với áp lực của công việc. Và không phải ai cũng có can đảm để nhận cái “áp lực” đó.

Lương cao, công việc sẽ nặng nề hơn

Khi người sử dụng lao động trả một mức lương nào đó cho người lao động, có nghĩa là họ đang bỏ tiền ra mua sức lao động bao gồm cả trí tuệ lao động của người đó. Giống như một người mua hàng bình thường, người sử dụng lao động cũng phải cân nhắc rất kỹ về giá, về độ hiệu quả khi mua một “món hàng”. Cụ thể, món hàng ở đây là sức lao động. Họ chỉ bỏ một số tiền lớn khi những giá trị họ thu lại cũng phải lớn tương ứng. Chính vì vậy, khi được trả mức lương cao, đồng nghĩa với việc trách nhiệm của bạn phải cao hơn, yêu cầu với bạn phải cao hơn, độ khó trong công việc cũng sẽ cao hơn, kỳ vọng với bản thân bạn cũng sẽ cao hơn.

Lương cao vào áp lực, sự lo sợ khi không hoàn thành trách nhiệm

Mức lương cao sẽ tỉ lệ thuận với tính trách nhiệm trong công việc. Bạn không thể từ chối nhiệm vụ sếp giap khi bạn nhận một mức lương cao. Bên cạnh tính trách nhiệm được quy định rõ trong hợp đồng lao động, thì tính “tự tôn” và lòng “tự ái” của bạn cũng không cho phép bạn từ chối, dù đó có là một công việc thật sự khó.

“Lương cao thì làm đi”

“Lương cao thì phải nhận việc chứ sao giờ”

Và ngoài ra, những lời đàm tiếu như trên từ những người xung quanh, vô hình chung cũng gây áp lực lên cho chính bạn. Từ những áp lực đó, nổi sợ của người nhận lương cao dần dần hình thành.

Lương cao có thể làm ảnh hưởng đến động lực làm việc

Người ta thường nói lòng tham của con người là vô đáy. Tuy nhiên thực tế không phải ai cũng vậy. Khi ở một mức lương cao, người ta sẽ có mong muốn nhận được lương cao hơn nữa. Tuy nhiên có những trường hợp cá biệt, khi nhận một mức lương cao đủ để họ trang trải chi tiêu cho nhu cầu cá nhân, khi những nhu cầu cá nhân được đảm bảo gần hết thì họ có xu hướng “an phận thủ thường”.

Từ đó tâm lý “ù lì” vô tình xuất hiện, cảm giác thỏa mãn với thực tại chính là kẻ thù lớn nhất của tương lai. Điều đó khiến bạn dẫm chân tại chỗ, trong khi xã hội luôn luôn hướng về phía trước. Một thời gian sau, kẻ nhận lương cao lại chính là kẻ bị xã hội bỏ lại. Đây chính là một mặt trái của vấn đề mà í tai đề cập.

 

Trương Nguyễn Thạch
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.671