Bản sao tài liệu mật có giá trị pháp lý thế nào?
(PLO)- Bản sao, chụp tài liệu mật, vật chứa bí mật nhà nước có giá trị pháp lý như bản chính hay không và có phải bảo vệ như bản gốc?
Chính Phủ vừa ban hành Nghị định 26/2020 Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7 tới.
Theo đó, sao tài liệu bí mật nhà nước là việc chép lại hoặc tạo ra bản khác theo đúng nội dung bản gốc hoặc bản chính của tài liệu.
Chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước là việc ghi lại bằng hình ảnh tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Hình thức sao tài liệu bí mật nhà nước gồm sao y bản chính, sao lục và trích sao.
Ảnh minh họa
Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải tiến hành tại địa điểm bảo đảm an toàn do người đứng đầu của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước quy định.
Việc sao, chụp phải được ghi vào sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước.
Bản sao tài liệu bí mật nhà nước phải đóng dấu sao. Bản chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải có văn bản ghi nhận việc chụp.
Nghị định quy định rõ chỉ sao, chụp đúng số bản cho phép và tiêu hủy ngay bản dư thừa, bản hỏng.
Bản sao, chụp được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định này có giá trị pháp lý như bản chính và phải được bảo vệ như bản gốc.
Phương tiện, thiết bị sử dụng để sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không được kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.
Việc sao, chụp điện mật được thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.
Bộ trưởng Bộ Công an quy định mẫu dấu sao, chụp bí mật nhà nước, mẫu văn bản ghi nhận việc chụp bí mật nhà nước, mẫu sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước.
-
Tra cứu xử phạt giao thông bằng giọng nói
Cập nhật 1 năm trước -
Tổng hợp tình hình mới nhất về dịch Covid-19
Cập nhật 11 tháng trước -
Từ năm 2020 sẽ có 05 thay đổi quan trọng về bảo hiểm xã hội
Cập nhật 1 năm trước -
Dân được quyền kiện hành chính đến cấp nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Điểm chuẩn đánh giá năng lực vào đại học sẽ tăng cao
Cập nhật 1 năm trước -
Học và làm gì ở nhóm ngành Luật?
Cập nhật 5 tháng trước
-
05 Lý do ngớ ngẩn khiến bạn bị loại ngay từ vòng lọc CV
Cập nhật 5 ngày trước -
Cách trả lời dạng câu hỏi: “Có 5 quả cam làm thế nào để chia đều cho 6 người”
Cập nhật 4 ngày trước -
Những cụm từ cần được thay thế để CV “xịn – mịn” hơn
Cập nhật 5 ngày trước -
Những điều bạn chưa biết về Luật Hành chính
Cập nhật 4 ngày trước -
Muốn sống “khỏe” ở chốn công sở đừng phạm 04 sai lầm sau
Cập nhật 3 ngày trước -
Làm trong ngành Luật có được phép xăm hình hay không?
Cập nhật 4 ngày trước -
Chiến thuật deal lương khi thất nghiệp quá lâu
Cập nhật 3 ngày trước
-
Điều thật sự cần ở mỗi công việc, làm thế nào để công việc trở nên nhẹ nhàng hơn
Cập nhật 16 giờ trước -
Chánh văn phòng Bộ Công an Tô Ân Xô được thăng hàm Trung tướng
Cập nhật 21 giờ trước -
Mỹ đưa Việt Nam khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ
Cập nhật 21 giờ trước -
Nhân viên sẽ không nhảy việc nếu đủ hạnh phúc
Cập nhật 21 giờ trước -
“Thuốc thần” giúp tăng cơ hội việc làm cho sinh viên trường luật
Cập nhật 1 ngày trước -
Tọa đàm về kỹ năng viết bản án dân sự
Cập nhật 1 ngày trước