Bất cập trong việc ủy thác thi hành án hình sự
Giải quyết như thế nào đối với trường hợp Tòa án đã xét xử ủy thác cho Tòa án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án hình sự nhưng không ủy thác thi hành án đối với hình phạt bổ sung?
Vừa qua, VKSND huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam nhận được quyết định thi hành án số 28/2019/QĐ-CA ngày 07/3/2019 của TAND huyện cùng cấp về việc thi hành hình phạt: 01 (một) năm 06 (sáu) tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 03 năm về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” đối với Nguyễn Trung K, sinh năm 1989, trú tại thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Kèm theo quyết định thi hành án trên là bản sao quyết định ủy thác thi hành án số 02/2019/QĐ-CA ngày 26/02/2019 và bản sao bản án 03/2019/HSST ngày 25/01/2019 của TAND thành phố H, tỉnh H.
Qua hoạt động kiểm sát, VKSND huyện Thanh Liêm nhận thấy: Tại bản án hình sự số 03/2019/HSST ngày 25/01/2019 của TAND thành phố H, tỉnh H ngoài việc tuyên hình phạt chính đối với bị cáo Nguyễn Trung K còn tuyên hình phạt bổ sung đối với bị cáo là “cấm hành nghề lái xe trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật”.
Như vậy trong trường hợp này TAND thành phố H không ủy thác cho TAND huyện Thanh Liêm ra quyết định thi hành án về hình phạt bổ sung đối với bị cáo K. Từ đó, dẫn đến 02 luồng quan điểm xử lý:
Quan điểm thứ nhất: Trong trường hợp này TAND thành phố H, tỉnh H. có thể tự mình ra quyết định thi hành án đối với hình phạt bổ sung của bị án K và gửi cho Cơ quan thi hành án hình sự nơi bị án K cư trú, bởi lẽ theo quy định tại Khoản 1 Điều 364 Bộ luật TTHS năm 2015 quy định về thẩm quyền và thủ tục ra quyết định thi hành án thì "Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm có thẩm quyền ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác cho Chánh án Tòa án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án".
Tại Điều 107 Luật Thi hành án hình sự quy định về Thủ tục thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định quy định "Trường hợp người có hình phạt bổ sung là ....cấm hành nghề ...phải chấp hành hình phạt chính là ...phạt tù cho hưởng án treo thì thời hạn bị cấm hành nghề kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Tòa án ra quyết định thi hành án phải gửi bản sao bản án, quyết định thi hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi người đó cư trú ..."
Quan điểm thứ hai: Trong trường hợp này TAND thành phố H, tỉnh H. phải ra quyết định ủy thác thi hành án hình sự đối với cả phần hình phạt bổ sung vì theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Thi hành án hình sự quy định về quyết định thi hành án treo thì “Quyết định thi hành án phải ghi rõ họ tên người ra quyết định; bản án, quyết định được thi hành; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành..... mức hình phạt tù và thời gian thử thách của người được hưởng án treo; hình phạt bổ sung”.
Ngoài ra theo quy định tiết c.2 tiểu mục 2.1 mục 2 phần I Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ năm về “thi hành bản án và quyết định của Tòa án” của Bộ luật TTHS thì việc ủy thác cho Tòa án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án chỉ được thực hiện khi thuộc một trong số các trường hợp sau đây: “c.2 Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án có căn cứ về việc người bị kết án đang cư trú trên địa bàn hành chính khác”.
VKSND huyện Thanh Liêm đồng tình với quan điểm thứ hai vì trong trường hợp này, TAND thành phố H, tỉnh H có căn cứ xác định bị án Nguyễn Trung K hiện đang cư trú tại thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam và đã có quyết định ủy thác thi hành án cho TAND huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam nhưng không ủy thác thi hành án phần hình phạt bổ sung là không bảo đảm quy định tại Điều 61 Luật Thi hành án hình sự và Nghị quyết số 02/2007 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao. Trên thực tế TAND huyện Thanh Liêm chỉ ra quyết định thi hành án trên cơ sở quyết định ủy thác của TAND thành phố H, tỉnh H.
Nếu thông qua công tác kiểm sát thi hành án hình sự, VKSND thành phố H không phát hiện ra vi phạm của TAND thành phố H để kiến nghị yêu cầu Tòa án cùng cấp tiếp tục ủy thác thi hành án đối với phần thi hành án hình phạt bổ sung, hoặc tự ra quyết định thi hành án phần hình phạt bổ sung đối với bị án Nguyễn Trung K; đồng thời gửi bản sao bản án, quyết định thi hành án cho Viện KSND cấp huyện nơi người đó cư trú thì sẽ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của bị án trong việc xác định việc xóa án tích sau này./.
Dương Kim Thơm, VKSND huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
-
Tra cứu xử phạt giao thông bằng giọng nói
Cập nhật 2 năm trước -
Cách chứng minh "Tôi là F0 khỏi bệnh"
Cập nhật 9 tháng trước -
Tổng hợp tình hình mới nhất về dịch Covid-19
Cập nhật 2 năm trước -
Từ năm 2020 sẽ có 05 thay đổi quan trọng về bảo hiểm xã hội
Cập nhật 2 năm trước -
Dân được quyền kiện hành chính đến cấp nào?
Cập nhật 3 năm trước -
Điểm chuẩn đánh giá năng lực vào đại học sẽ tăng cao
Cập nhật 3 năm trước
-
Có không người bạn thân trong công sở?
Cập nhật 8 giờ trước -
Vạch trần tội ác dưới đáy vực sâu
Cập nhật 1 tháng trước -
Tăng cường kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật
Cập nhật 1 tháng trước -
Người dân đã có thể rút tiền bằng chính thẻ Căn cước công dân gắn chip
Cập nhật 1 tháng trước -
Hai người cùng được sếp nhờ đi mua thuốc lá, chàng trai răm rắp nghe theo lại bị đuổi việc: Bất ngờ với câu trả lời của nhà lãnh đạo, nghe xong ai cũng giật mình
Cập nhật 8 giờ trước -
Nữ sinh có học lực trung bình nghĩ mức lương 7 - 8 triệu sau khi ra trường là không xứng đáng, dân tình chia phe tranh cãi
Cập nhật 1 tháng trước