Bí quyết giúp bạn chiếm lợi thế trong đàm phán lương

Đàm phán trong bất kì lĩnh vực nào cũng được xem là màn đấu trí giữa các bên, ở đó các bên sẽ tìm những phương án có lợi nhất về phía mình. Và kết quả cuối cùng khi đàm phán thành công chính là điểm giao thoa giữa lợi ích mà ở đó các bên đều thấy thỏa mãn. Đàm phán lương cũng vậy, là màn đấu trí giữa ứng viên và nhà tuyển dụng, vậy làm thế nào để ứng viên có lợi thế trong màn đấu trí này?

1. Hãy bày tỏ sự hào hứng, sẵn sàng tiếp nhận công việc

Không nên bắt đầu cuộc thương lượng bằng vệc buộc nhà tuyển dụng phải lựa chọn. Ví dụ như những câu:

“Em mong muốn mức lương 15 triệu, thấp hơn thì em không nhận việc được”

“Mức lương ít nhất em có thể chấp nhận với vị trí này là 10 triệu”

Bất kì ai khi đặt người đối diện vào hoàn cảnh phải lựa chọn thì xác suất có lợi chỉ là 50/50. Thậm chí việc buộc nhà tuyển dụng phải lựa chọn vô tình gây mất thiện cảm trong mắt nhà tuyển dụng. Họ sẽ có định kiến với bạn rằng bạn đi làm chỉ vì tiền mặc dù đi làm điều quan tâm lớn nhất của mỗi chúng là đúng là vì tiền thật. Nhưng đừng để tiền là sự lựa chọn duy nhất, vì ngoài tiền ra khi bạn làm một công việc nào đó những giá trị khác bạn có thể nhận lại là môi trường rèn luyện, sự thử thách của công việc…

Chính vì vậy, bạn nên thể hiện thái độ thật sự mong muốn nhận công việc đó, thể hiện được mong muốn những thứ bạn nhận lại khi làm công việc này ngoài tiền ra thì còn những giá trị khác. Sẽ không có lựa chọn nào cho nhà tuyển dụng, tuy nhiên khi thực hiện theo cách này, nhà tuyển dụng sẽ có xu hướng sẵn sàng đáp ứng mức lương mà bạn đề nghị.

2. Nên tìm hiểu về mức lương trung bình của ngành nghề, của địa phương nơi bạn làm việc

“Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”

Điều này vẫn đúng khi đàm phán lương. Ở đây bạn cần phải hiểu rõ giá trị của bản thân là điều tiên quyết. Tuy nhiên bạn cũng cần phải nắm được phổ lương trung bình của ngành nghề mình đang theo đuổi. Từ đó mới xác định đúng được mức lương, giá trị thực sự mà bạn có thể đáp ứng cũng như nhu cầu được nhận lại của mình trong thị trường lao động. Bạn không nên đòi hỏi quá cao so với mức lương ngành nghề nếu như những giá trị bạn mang lại không có điểm nào khác biệt, nổi trội. Bạn không thể đòi hỏi mức lương quá cao so với mức lương ngành nghề nếu bạn không biết mức lương trung bình là bao nhiêu, giá trị của mình trong thị trường lao động đối với nhóm ngành mà mình theo đuổi là như thế nào.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm hiểu về mức lương, điều kiện sống với địa phương nơi bạn có ý định làm việc. Tùy vào mức sống ở từng khu vực, mà một ngành nghề sẽ có phổ lương khác nhau, bạn nên tìm hiểu kỹ để bước vào cuộc đàm phán một cách chủ động.

3. Đặt ra câu hỏi về phổ lương của công ty

Đừng để ý tới những lời khuyên về việc không nên tò mò hay tìm hiểu mức lương của các đồng nghiệp đi – bởi đó có thể là nguồn dữ liệu vô cùng mạnh mẽ trong các cuộc đàm phán.

Bạn cần hiểu được khả năng đáp ứng, khả năng chi trả lương của công ty ở các mứ như thế nào. Cụ thể là ở vị trí tương tự hoặc người tiền nhiệm được trả lương ra sao. Nếu chưa biết, đừng ngần hại hỏi nhà tuyển dụng. Bởi lẽ, cuộc phỏng vấn chính là cơ hội để hai bên “tìm hiểu nhau” mà.

4. Khéo léo từ chối mức lương thấp hơn mong muốn

Khi nhà tuyển dụng đề nghị mức lương với vị trí công việc mà bạn  đang ứng tuyển. Nếu như nó quá thấp so với nhu cầu cá nhân của bạn, bạn không nên ngần ngại từ chối nó. Tuy nhiên từ chối như thế nào lại là một nghệ thuật cần phải tìm hiểu.

Bạn không nên từ chối thẳng thừng, mà hãy từ chối và gợi ra những con số khác có thể thương lượng. Ví dụ như:

“Với mức lương abc thì em không thể nhận việc được bởi vì xyz… tuy nhiên em có thể cân nhắc nến công ty sẵn lòng trả em mức lương abc’ bởi vì những giá trị em mang lại là xyz’..”

Và đừng bên cho nhà tuyển dụng biết lý do tại sao họ nên trả mức lương cao hơn, như mong muốn của bạn nhé.

Cuối cùng là sự cảm ơn, dù cuộc đàm phán có thành công hay không thì đó cũng là một cơ hội, một thử thách cho chính bạn. Đừng quên cám ơn nhà tuyển dụng đã cho bạn cơ hội này.

Trương Nguyễn Thạch
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.637