Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?

Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì và tiêu chuẩn để làm nhân viên bộ phận pháp lý của công ty ra sao?

Bộ phận pháp lý là gì?

Bộ phận pháp lý là một đơn vị chuyên trách trong công ty, có nhiệm vụ đảm bảo các hoạt động của công ty tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật. Họ đóng vai trò như những "luật sư nội bộ", cung cấp tư vấn pháp lý, hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.

Vai trò bộ phận pháp lý của công ty

Dưới đây là những vai trò bộ phận pháp lý của công ty:

- Tham mưu, tư vấn pháp lý: Đưa ra ý kiến chuyên môn về các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động của công ty, như:

- Soạn thảo, thẩm định hợp đồng

- Tư vấn về các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của công ty

- Đánh giá rủi ro pháp lý

- Giải quyết tranh chấp: Đại diện công ty tham gia giải quyết các tranh chấp pháp lý, đàm phán, hòa giải hoặc tiến hành tố tụng.

- Quản lý rủi ro pháp lý: Xây dựng các quy trình, thủ tục để giảm thiểu rủi ro pháp lý cho công ty.

- Đào tạo pháp luật: Tổ chức các buổi đào tạo về pháp luật cho nhân viên trong công ty.

Vai trò bộ phận pháp lý của công ty

Vai trò bộ phận pháp lý của công ty (Hình từ internet)

Các công việc của bộ phận pháp lý của công ty

Dựa vào phần vai trò nêu ở trên mà công việc của bộ phận pháp lý có thể bao gồm:

- Soạn thảo hợp đồng: Hợp đồng lao động, hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê, hợp đồng hợp tác...

- Thẩm định hợp đồng: Kiểm tra, đánh giá tính hợp pháp của các hợp đồng mà công ty ký kết.

- Tư vấn về các vấn đề pháp lý: Tư vấn về luật doanh nghiệp, luật lao động, luật thuế, luật sở hữu trí tuệ...

- Tham gia giải quyết tranh chấp: Đại diện công ty tham gia hòa giải, trọng tài hoặc tố tụng.

- Quản lý hồ sơ pháp lý: Lưu trữ và quản lý các hồ sơ pháp lý của công ty.

Các loại việc khác liên quan như đại diện thực hiện các công việc ngoài tố tụng: thủ tục xin cấp các loại giấy phép đại diện cho doanh nghiệp làm việc với cơ quan nhà nước đối với bất kỳ việc gì khi có yêu cầu; cập nhật văn bản pháp luật, chính sách pháp luật mới của nhà nước liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp,…

Tiêu chuẩn để làm nhân viên bộ phận pháp lý của công ty

Trình độ chuyên môn: Cần nắm vững các kiến thức cơ bản của pháp luật, đặc biệt là kiến thức luật về doanh nghiệp, tài sản, thuế, hợp đồng, giao dịch bảo đảm,...

Ngoài ra, cần có thêm kỹ năng làm việc có thể kể đến như:

Kỹ năng tư vấn, gồm các kỹ năng tiếp xúc với người giao việc trong doanh nghiệp, kỹ năng xác định yêu cầu tư vấn, kỹ năng tìm kiếm và giải quyết các vấn đề pháp lý trong phạm vi tư vấn, kỹ năng viết một báo cáo pháp lý cho người giao việc để hoàn tất yêu cầu công việc (yêu cầu tư vấn) đó;

Kỹ năng tư vấn về hợp đồng, bao gồm các kỹ năng như: kỹ năng tư vấn lựa chọn loại giao dịch, kỹ năng soạn thảo, rà soát hợp đồng, kỹ năng hỗ trợ việc giao kết, thực hiện, chấm dứt, thanh lý hợp đồng;

Kỹ năng tư vấn nội bộ, gồm kỹ xây dựng các văn bản mang tính “lập quy” trong doanh nghiệp: quy trình, quy định, quy chế, kỹ năng soạn thảo văn bản với các loại hình văn bản trong doanh nghiệp, bao gồm kỹ năng xây dựng nội dung văn bản và kỹ năng trình bày thể thức văn bản;

Kỹ năng chung như kỹ năng xây dựng, quản lý, cập nhật và lưu trữ các hồ sơ pháp lý, văn bản pháp luật…

Kỹ năng đàm phán, thiết lập mối quan hệ: Không chỉ làm việc với các tài liệu, điều lệ, luật pháp, nhân viên pháp lý còn giao tiếp chặt chẽ với các đơn vị và cá nhân liên đới. Khả năng đàm phán chính là một trong những kỹ năng quan trọng của một nhân viên pháp lý.

Theo Văn Thanh
2.033