Bộ Quốc phòng nói về cải cách tiền lương Quân đội
Bộ Quốc phòng trả lời cử tri về cải cách chính sách tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, chiến sĩ quân đội, quân nhân chuyên nghiệp.

Tiền lương quân đội sẽ được xây dựng theo chức vụ, chức danh, cấp bậc quân hàm
Đối với nội dung: "Điều chỉnh mức lương đối với cán bộ, chiến sĩ quân đội, quân nhân chuyên nghiệp, bảo đảm tiền lương có tính ưu đãi tương xứng với mức độ đặc thù của quân đội" và nội dung: "Chuyển đổi hình thức trả lương theo cấp bậc quân hàm và phụ cấp chức vụ sang trả lượng theo vị trí, chức vụ và phụ cấp quân hàm, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước":
Thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Ban Chỉ đạo cải cách chính sách tiền lương lực lượng vũ trang đã nghiên cứu, đề xuất xây dựng bảng lương mới đối với các đối tượng trong Quân đội theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW.
Trong đó, tiền lương của sĩ quan Quân đội sẽ được xây dựng theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm phù hợp với Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được sửa đổi, bổ sung.
Bên cạnh đó, các chế độ phụ cấp nói chung cũng được nghiên cứu cải cách cho phù hợp với thực tiễn.
Riêng đối với các đối tượng trong Quân đội được thực hiện chế độ phụ cấp đặc thù quân sự và được nghiên cứu điều chỉnh theo hướng mở rộng đối tượng được hưởng, tăng mức hưởng để bảo đảm tương xứng với tính chất, hoạt động đặc thù trong Quân đội.
Nghiên cứu, cải cách các chế độ phụ cấp theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW
Đối với nội dung: "Có chế độ, chính sách đồng bộ với những người công tác ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo; chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao":
Các đối tượng trong Quân đội công tác ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo đang được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của Nhà nước như: Phụ cấp đặc biệt, phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút…
Hiện nay, Bộ Quốc phòng đang phối hợp với các Bộ, ngành của Nhà nước nghiên cứu, cải cách các chế độ phụ cấp theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW.
Trong đó, chế độ phụ cấp đối với đối tượng công tác ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo sẽ được nghiên cứu để điều chỉnh theo hướng mở rộng đối tượng được hưởng và tăng mức hưởng, góp phần ổn định cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi để các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo yên tâm công tác, phục vụ lâu dài trong Quân đội.
Bộ Quốc phòng nêu rõ: Thông qua việc cải cách chính sách tiền lương sẽ góp phần đáp ứng được yêu cầu về thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào phục vụ trong Quân đội.
-
Nhân viên kiểm soát nội bộ là gì?
Cập nhật 5 ngày trước -
Đâu là điểm mạnh của sinh viên ngành Luật?
Cập nhật 7 ngày trước -
Phân biệt Văn phòng luật sư và Công ty luật
Cập nhật 7 ngày trước -
Mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ công chức viên chức hợp nhất 2023 là mẫu nào? Lưu ý gì khi viết sơ yếu lý lịch?
Cập nhật 7 ngày trước -
Trong sơ yếu lý lịch cá nhân chữ ký có cần chứng thực không và có bắt buộc chứng thực chữ ký ở nơi có hộ khẩu không?
Cập nhật 7 ngày trước -
Trình độ học vấn được hiểu như thế nào? Trình độ học vấn có phải là trình độ chuyên môn hay không?
Cập nhật 4 ngày trước -
Có thể chứng thực sơ yếu lý lịch tại nơi tạm trú không hay phải về nơi thường trú để chứng thực?
Cập nhật 6 ngày trước
-
Trợ giúp viên pháp lý nhận tiền từ người được trợ giúp pháp lý bị xử lý hành chính với mức phạt tiền là bao nhiêu?
Cập nhật 6 giờ trước -
Bộ Công thương tuyển dụng công chức pháp chế năm 2023
Cập nhật 6 giờ trước -
Có bao nhiêu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý theo quy định mới nhất?
Cập nhật 9 giờ trước -
Để trở thành trợ giúp viên pháp lý cá nhân cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào theo quy định hiện nay?
Cập nhật 9 giờ trước -
Sơ yếu lý lịch của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có bắt buộc xác nhận tại Ủy ban nhân dân nơi thường trú không?
Cập nhật 2 ngày trước -
Bảng lương viên chức trợ giúp viên pháp lý năm 2023 được quy định như thế nào? Xếp lương đối với viên chức trợ giúp viên pháp lý cần đảm bảo nguyên tắc gì?
Cập nhật 9 giờ trước