Các chiêu trò “né thuế” “trốn thuế” phổ biến hiện nay

(có 3 đánh giá)

Thời đại 4.0, việc truy thu thuế thu nhập gặp khó khăn vì có vô số người thu nhập khủng từ nhiều nguồn Facebook, Youtube,... Vì thế chuyện né thuế trốn thuế không còn quá xa lạ.

Bán hàng online thu nhập khủng từ Facebook, các trang mạng xã hội né thuế ra sao

Theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý Thuế, kể từ ngày 5.12, các ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp thông tin giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản, số liệu giao dịch theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế để phục vụ cho mục đích thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp.

Tuy nhiên, ngay sau khi Nghị định 126/2020 được ban hành, thì cách thức “gian lận” thuế của các thương nhân online có phần tinh vi hơn. Cụ thể, nhiều tài khoản facebook trước đây được cho là “trùm” kinh doanh online, công khai giá bán và số tài khoản nhận tiền… thì đến nay, không còn phô trương doanh số, các thông tin có phần kín đáo hơn trước. Những “trùm” kinh doanh online này không cập nhật công khai mà thay bằng nhân viên bán hàng hỗ trợ trực tiếp qua tin nhắn facebook, zalo, điện thoại...

Bên cạnh đó, nhiều chủ shop online cũng chuyển sang ưu tiên thu tiền mặt hoặc phân bổ tài khoản nhận tiền cho nhiều cá nhân khác nhau trong gia đình, tránh trường hợp dồn cả vào 1 tài khoản để đỡ bị cơ quan thuế để ý.

Nhiều người đã đăng thông báo về việc thay đổi nội dung chuyển khoản khi mua hàng. Cụ thể, người bán yêu cầu người mua khi chuyển khoản tiền hàng không cần ghi thanh toán tiền hàng gì, không nhắc đến hàng hóa gì, chỉ cần ghi “tên facebook” hoặc “tên facebook tặng/cho/biếu”…

Sao Việt có né thuế thu nhập cá nhân hay không?

Ngoài nguồn thu từ catse đi hát phần lớn ca sĩ, nghệ sĩ Việt Nam còn có thu nhập khủng từ các nền tảng Facebook, Youtube thông qua việc phát hành MV, PR sản phẩm, Vlog,… tùy vào số lượng like, share, lượt xem, lượt tiếp cận của khán giả. Chuyện thu thuế của giới nghệ sĩ cũng gặp không ít khó khăn vì khó xác nhận nguồn thu chính xác.

Nhiều người cho rằng không ít sao có cátsê cao đến hàng chục nghìn USD nhưng chỉ kê khai vài nghìn USD thông qua hợp đồng với công ty biểu diễn. Hoặc không ít nghệ sĩ dùng cách thành lập công ty để hợp thức hóa những mức chi phí “khống” vào làm hạn chế số tiền đóng thuế.

Chính vì thế, các chuyên gia về thuế đưa ra cách thức tốt nhất tránh thất thu thuế là đẩy mạnh thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt và rà soát kỹ hơn các thu nhập của người nổi tiếng thông qua trang mạng.

Các phương thức "lách thuế" TNCN của NLĐ mà DN sử dụng

Lại nhớ về vụ trốn thuế thu nhập cá nhân nổi tiếng của Nguyễn Kim hồi năm 2018 bị cục thuế xử phạt hành chính truy thu 150 tỉ đồng.

điện máy Nguyễn Kim đã “lách” thuế TNCN bằng cách chuyển từ tiền lương chức danh, tiền thưởng thành tiền tăng ca, làm thêm giờ để trốn thuế.

Chẳng hạn, với chức danh trưởng bộ phận thì thực nhận là 50 triệu đồng/tháng, nhưng Nguyễn Kim chỉ khai thuế với lương cơ bản là 12 triệu đồng/tháng, số tiền chênh lệch 38 triệu đồng được chuyển thành lương tăng ca (chỉ nộp bằng giờ làm việc bình thường, phần chênh lệch được miễn thuế).

Tương tự, các khoản tiền thưởng hàng quý, hàng năm của hàng nghìn nhân viên cũng được Nguyễn Kim chuyển thành lương ngoài giờ để trốn thuế phần chênh lệch. Do vậy, chỉ riêng số thuế TNCN mà điện máy Nguyễn Kim đã trốn nộp cho ngân sách đã hơn 100 tỷ đồng.

Từ đó xác định được chiêu trò mà các doanh nghiệp hay dùng để lách thuế.

1. Lấy lương cơ bản làm cơ sở tính thuế với người lao động. Số tiền còn lại bao nhiêu thì đưa vào tiền tăng ca để “né” thuế TNCN.

2. Tiền thưởng của người lao động cũng “biến” thành tiền ngoài giờ

3. Thay vì thưởng bằng tiền mặt, thưởng bằng cổ phiếu, thuế thu nhập cá nhân chỉ phát sinh khi bán đi cổ phiếu, với thuế suất theo một trong hai cách (1) 0,1% giá trị giao dịch; hoặc (2) 20% lợi nhuận chênh lệch giữa giá chuyển nhượng với giá mua cổ phiếu. Đương nhiên chẳng ai chọn cách nộp thuế 20% lợi nhuận vì như thế có khác nào đóng thuế với thuế suất 20% trên tổng tiền thưởng.

4. Hầu hết các chi cục thuế đều cho biết đã nhận được phản ứng của nhiều người dân khi họ bỗng nhiên có tên trong danh sách của một số doanh nghiệp. Theo các chi cục thuế, các kế toán làm thời vụ ở nhiều công ty đã... giúp chủ doanh nghiệp giảm thuế bằng cách đưa thêm tên của một số lao động ở doanh nghiệp khác vào.

Trong khi đó, với quy định hiện nay, chỉ cần bản sao CMND là có thể đăng ký mã số thuế nên nhiều trường hợp sinh viên làm thời vụ, tham gia game show, live show, hoặc lỡ đánh mất CMND... đã bị doanh nghiệp lợi dụng thông tin để đăng ký mã số thuế và kê khai thu nhập. Một đối tượng khác thời gian qua cũng thường bị lợi dụng thông tin là các bác sĩ, giáo viên về hưu. Khi bị phát hiện, các doanh nghiệp thường lấy lý do kế toán nhập nhầm dữ liệu và rút tên ra.

5. Khai khống là lao động thời vụ ba tháng, không ký hợp đồng lao động, chi phí lương cho những lao động khống cũng ở mức trung bình, chỉ 2-3 triệu đồng/tháng.

Hình từ Internet

Coca Cola trốn thuế 10 năm ở Việt Nam như thế nào?

Mới đây, cuối tháng 12/2019, Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam đã phải nhận quyết định xử phạt hành chính về thuế qua thanh tra chấp hành pháp luật thuế với tổng số tiền lên đến hơn 821,4 tỷ đồng. Cơ quan quản lý cho rằng doanh nghiệp này đã vi phạm về khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp.

Thông tin này đối với những người ngoài ngành là một tin chấn động vì Coca-Cola là một doanh nghiệp nước ngoài nổi tiếng và đã có thời gian hoạt động ở Việt Nam từ năm 2019 đến nay.

Tuy nhiên ít ai biết rằng từ thời điểm hoạt động ở Việt Nam, Coca-Cola chưa nộp một đồng vốn nào và liên tục báo lỗ.

Một trong những hành động để CocaCola liên tục báo lỗ đó là “Chuyển giá”.Doanh nghiệp đa quốc gia này tạo ra hành vi “Chuyển giá – Chuyển vào và chuyển ra”nhằm nộp thuế ở những nước có thuế suất thấp hơn hay che giấu các khoản doanh thu, thu nhập thu nhập hoặc ngược lại ghi tăng chi phí đối với các doanh nghiệp khác.

Các cách trốn thuế cơ bản của Coca Cola bằng hình thức chuyển giá

Nâng giá nguyên liệu đầu vào

Đây là cách thức thường xuyên được sử dụng và khó phát hiện nhất. Các công ty có thể lấy lý do như: bảo mật công thức, hay không có nguyên liệu thay thế để nâng giá nguyên liệu tương đối dễ dàng.

Bán với giá thấp hơn cho công ty mẹ và các công ty trong cùng tập đoàn

Ngoài việc tăng giá mua đầu vào, thì các tập đoàn đa quốc gia có thể sử dụng phương pháp hạ giá bán cho Công ty mẹ hoặc các công ty con trong cùng tập đoàn. Việc hạ giá thấp hơn nhiều so  với bên thứ 3 cũng thương được sử dụng đối với các công ty gia công sản xuất, tạm nhập tái xuất ở Việt Nam.

Thông qua phí phân bổ từ công ty mẹ Tập đoàn ("bằng sáng chế, bản quyền, thương hiệu")

Bằng sáng chế, bản quyền, thương hiệu là các tài sản vô hình và Việc định giá phân bổ về lại cho công ty con ở Việt Nam là chuyện như cơm bữa. Các doanh nghiệp này thường lấy lý do rằng việc sử dụng thương hiệu thì đương nhiên phải trả phí. Tuy nhiên, chưa có cơ sở nào chứng minh được chi phí này hợp lý.

Trốn thuế, né thuế gây ảnh hưởng tiêu cực và thiệt hại lớn đối với nền kinh tế. Mặc dù liên tục được cải cách nhưng vì sự thiếu ý thức của người dân, doanh nghiệp, ngại việc bị truy thu thuế cao vẫn cố tình tìm cách thực hiện các hành vi gian lận thuế.

Các hành vi gian lận thuế sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ quan trọng.

(có 3 đánh giá)
Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
5.538