CEO là gì? Những thông tin cần biết về CEO
Bạn đã hiểu rõ về công việc chính của một CEO? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này.

CEO là gì?
- CEO có tên tiềng anh đầy đủ là: Chief Executive Officer. Chức danh tiếng Việt của vị trí này Giám đốc điều hành. CEO giữ trách nhiệm thực hiện những chính sách của hội đồng quản trị. Đây là chức vụ điều hành cấp cao nhất trong một tập đoàn hoặc tổ chức. Giám đốc điều hành có trách nhiệm cho sự thành công chung của toàn bộ tổ chức. CEO có quyền quyết định cuối cùng để đưa ra quyết định cuối cùng cho một công ty.
Vai trò, trách nhiệm của CEO
- CEO có trách nhiệm chung trong việc tạo lập, lập kế hoạch, thực hiện và tích hợp định hướng chiến lược của một tổ chức nhằm đáp ứng các mục tiêu tài chính của họ. Điều này bao gồm trách nhiệm đối với tất cả các thành phần và bộ phận của doanh nghiệp.
- Giám đốc điều hành đảm bảo rằng sự lãnh đạo của tổ chức duy trì nhận thức liên tục về cả cảnh quan cạnh tranh bên ngoài và bên trong, cơ hội mở rộng, khách hàng, thị trường, phát triển và tiêu chuẩn ngành mới. CEO có thể đưa ra quyết định khó khăn dựa trên nhu cầu, giá trị và mục tiêu của công ty.
- Tùy thuộc vào quy mô của tổ chức, CEO thường báo cáo cho Hội đồng quản trị. Nếu CEO cũng là người sáng lập công ty hoặc chủ sở hữu cổ đông hay chính là chủ sở hữu, Hội đồng quản trị phần lớn đóng vai trò tư vấn cho CEO.
Công việc chính của một CEO
- Vạch ra những chiến lược nhằm thực hiện tầm nhìn cũng như sứ mệnh của công ty.
- Chịu trách nhiệm cho việc lập kế hoạch cũng như những hướng đi cụ thể cho công ty.
- Chỉ đạo và điều hành công tác xây dựng, thực hiện triển khái những kế hoạch kinh doanh do hội đồng quản trị phê duyệt.
- Chịu trách nhiệm về lợi nhuận, sức tăng trưởng của công ty. Đảm bảo công ty có thể đạt được những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
- Đưa những ý kiến, đề xuất nhằm hoàn thiện công ty.
- Xây dựng, phát triển, quảng bá hình ảnh, thương hiệu công ty.
- Xây dựng văn hóa công ty.
- Thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư của công ty.
- Là người đại diện công ty đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại.
- Phê duyệt những vấn đề liên quan đến chính sách tài chính, kiểm soát và đánh giá, điều chỉnh ngân sách và định mức chi phí.
- Tổ chức, điều hành, đánh giá các hoạt động kinh doanh của công ty theo định kỳ.
- Phê duyệt các dự án phát triển, đa dạng hóa sản phẩm, phân phối và tiếp thị sản phẩm ra các kênh trên thị trường.
- Xây dựng kế hoạch nhân sự, tuyển dụng. Phê duyệt những chính sách bổ nhiệm, miễn nhiệm, quy chế tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp. Duyệt những kết quả đánh giá nhân viên, xác định kết quả khen thưởng.
- Tổ chức cơ cấu, thiết lập bộ máy quản lý, vận hành bộ máy nhân sự hiệu quả.
Hy vọng thông tin sẽ hữu ích cho các bạn. Đừng quên đánh giá 5 sao cho bài viết và 1 share ủng hộ nhé.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm thì hãy truy cập vào NhanLucNganhLuat.vn để ứng tuyển ngay nhé!
Tìm việc làm CEO
Bài viết nổi bật
Xem nhiều nhất
-
Mức lương của sinh viên Luật mới ra trường là bao nhiêu?
Cập nhật 4 ngày trước -
Pháp chế ngân hàng làm những việc gì?
Cập nhật 4 ngày trước -
Công việc của Công chứng viên là gì? Có thể làm việc ở đâu?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nhân viên pháp chế và bộ kỹ năng quan trọng cần có
Cập nhật 6 ngày trước -
Con đường trở thành Chuyên viên pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Đặc điểm sinh viên Luật
Cập nhật 6 ngày trước -
Tập sự trợ giúp pháp lý và những điều cần biết
Cập nhật 4 ngày trước
Bài viết mới
-
Điểm chuẩn ngành Luật của các trường đại học năm 2022 là bao nhiêu?
Cập nhật 9 giờ trước -
Lương gross và lương net là gì? Chuyển lương gross sang net ra sao?
Cập nhật 13 ngày trước -
Năm 2022, Lễ Quốc khánh Việt Nam 2/9 được nghỉ mấy ngày?
Cập nhật 13 ngày trước -
Điều kiện để Cử nhân luật có thể làm Kiểm toán viên nhà nước?
Cập nhật 13 ngày trước -
Điểm chuẩn ngành luật 2022 của các trường đại học (Cập nhật liên tục, đầy đủ nhất)
Cập nhật 20 ngày trước -
Kỹ năng thuyết trình trong ngành luật, cần lưu ý gì?
Cập nhật 17 ngày trước