Chuyên gia cảnh báo lao động nữ sẽ thất nghiệp trên diện rộng
Theo ông Tuấn, những tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 rõ ràng là rất lớn, rất mạnh và toàn diện trên toàn cầu. Bản chất của "cuộc cách mạng" này là đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào các dây chuyền sản xuất để thay thế cho con người. Khi điều đó xảy ra, chắc chắn sẽ có rất nhiều công nhân lao độngđang trực tiếp đứng máy ngày hôm nay bị "lấy mất chỗ làm". Họ sẽ rơi vào cảnh thất nghiệp!
"Đặc biệt là lao động nữ. Bởi có một thực tế đã tồn tại từ rất lâu, đó là các nhà máy thâm dụng lao động thuộc các ngành dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, lắp ráp điện tử… sử dụng phần lớn lao động là nữ. Nhiều nhà máy có tới 80-90% là lao động nữ. Mà đây cũng chính là những lĩnh vực sẽ được thay thế bằng trí tuệ nhân tạo một cách triệt để nhất", ông Tuấn nói.
ThS. Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM
Ông Tuấn cũng nhấn mạnh đến lực lượng lao động phổ thông, vì họ đang chiếm số đông trên thị trường lao động, và nếu như bị thất nghiệp thì hệ lụy đối với xã hội sẽ là rất nghiêm trọng. Nhưng ngay cả những ngành nghề kỹ thuật cao, sử dụng hầu hết lao động qua đào tạo, thậm chí cả những nhân sự trung – cao cấp, cũng có thể bị thải loại.
Ví dụ như lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, hiện giờ các bác sĩ đều khám bệnh bằng "trực quan", kê toa thuốc hay lên phác đồ điều trị theo cảm nhận chủ quan của mình. Nhưng khi một chiếc "máy khám bệnh" với trí thông minh nhân tạo được đưa vào sử dụng, thì nó không những "bắt bệnh" một cách chính xác, nhanh chóng, mà còn làm luôn cả việc lên phác đồ điều trị, kê toa thuốc – tất cả chỉ trong nháy mắt.
"Hãy hình dung, một bác sĩ hiện khám và kê toa cho một bệnh nhân hết chừng 10 phút, còn chiếc máy kia chỉ làm trong… 30 giây, thì có bao nhiêu bác sĩ sẽ bị thay thế?", ông Tuấn đặt câu hỏi.
Cũng theo ông Tuấn, không riêng gì y tế, mà nhiều lĩnh vực khác như kiến trúc, tài chính, du lịch, giáo dục… với xu thế như hiện nay thì máy móc sẽ dần thay thế con người, đẩy không ít kiến trúc sư, chuyên viên tài chính, chuyên viên dịch vụ du lịch, giáo viên… ra khỏi nơi làm việc quen thuộc của mình. Xin lưu ý, đây cũng chính là những lĩnh vực có đông phụ nữ tham gia làm việc.
G.Nam
-
Tra cứu xử phạt giao thông bằng giọng nói
Cập nhật 1 năm trước -
Tổng hợp tình hình mới nhất về dịch Covid-19
Cập nhật 11 tháng trước -
Từ năm 2020 sẽ có 05 thay đổi quan trọng về bảo hiểm xã hội
Cập nhật 1 năm trước -
Dân được quyền kiện hành chính đến cấp nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Điểm chuẩn đánh giá năng lực vào đại học sẽ tăng cao
Cập nhật 1 năm trước -
Học và làm gì ở nhóm ngành Luật?
Cập nhật 5 tháng trước
-
Tọa đàm về kỹ năng viết bản án dân sự
Cập nhật 5 ngày trước -
Chiến thuật deal lương khi thất nghiệp quá lâu
Cập nhật 7 ngày trước -
Muốn sống “khỏe” ở chốn công sở đừng phạm 04 sai lầm sau
Cập nhật 7 ngày trước -
Đừng để lãng phí tấm bằng đại học
Cập nhật 2 ngày trước -
“Thuốc thần” giúp tăng cơ hội việc làm cho sinh viên trường luật
Cập nhật 5 ngày trước -
Pháp luật về chứng cứ điện tử tại Việt Nam
Cập nhật 7 ngày trước -
Được đóng BHXH một lần cho đủ tuổi, đủ năm để về hưu sớm?
Cập nhật 2 ngày trước
-
800 nghìn người Việt đang tham gia bán hàng đa cấp
Cập nhật 1 ngày trước -
Làm nghề giáo, phải thật sáng tạo
Cập nhật 1 ngày trước -
Cần sửa Luật Bảo hiểm xã hội để thêm nhiều người hưởng lương hưu
Cập nhật 1 ngày trước -
Không đến phỏng vấn là không tôn trọng Nhà tuyển dụng?
Cập nhật 1 ngày trước -
Đừng để lãng phí tấm bằng đại học
Cập nhật 2 ngày trước -
95% sinh viên trường nghề có việc làm, thu nhập từ 6 - 12 triệu đồng/tháng
Cập nhật 2 ngày trước