Có được bán đồ chơi tình dục ở Việt Nam không? Nếu bán đồ chơi tình dục có xuất xứ không rõ ràng thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?

(có 3 đánh giá)

Tôi có ý định mở cửa hàng bán đồ chơi tình dục. Tôi muốn hỏi, pháp luật Việt Nam có cấm bán đồ chơi tình dục không? Nếu bán đồ chơi tình dục có xuất xứ không rõ ràng thì bị xử phạt bao nhiêu tiền? Trên đây là một vài thắc mắc của Thanh Phong ở Long Thành.

Có được bán đồ chơi tình dục ở Việt Nam không?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư 2020 về các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh bao gồm:

Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh

1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:

a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;

b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;

c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;

d) Kinh doanh mại dâm;

đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

g) Kinh doanh pháo nổ;

h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

…”

Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 5 Luật Đầu tư 2020 quy định như sau:

Chính sách về đầu tư kinh doanh

1. Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật.

…”

Đối chiếu các quy định trên có thể thấy theo quy định pháp luật hiện nay, kinh doanh đồ chơi tình dục không bị cấm. Bạn có thể kinh doanh đồ chơi tình dục.

Tuy nhiên pháp luật lại không quy định rõ về đồ chơi tình dục nào được bán hợp pháp, loại hàng nào bị cấm. Do đó, khi kinh doanh bạn cần lưu ý việc phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của những đồ chơi mà mình kinh doanh.

Có được bán đồ chơi tình dục ở Việt Nam không?

Có được bán đồ chơi tình dục ở Việt Nam không? (Hình từ Internet)

Kinh doanh hàng hóa là đồ chơi tình dục có thuộc nhóm ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hay không?

Căn cứ các quy định tại Điều 7 Luật Đầu tư 2020 về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện cụ thể như sau:

Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

2. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật này.

3. Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.

…”

Đối chiếu với Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Luật này, trong đó không có quy định liên quan đến hàng hóa là đồ chơi tình dục.

Do đó, việc kinh doanh hàng hóa là đồ chơi tình dục không thuộc nhóm ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Kinh doanh hàng hóa là đồ chơi tình dục có xuất xứ không rõ ràng thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Theo quy định hiện hành thì đồ chơi tình dục cũng là một loại hàng hóa, do đó có thể dẫn đến quy định tại Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP về xử phạt đối với hành vi vi phạm về hàng hóa không rõ xuất xứ, nguồn gốc cụ thể như sau:

Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:

...

c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.

8. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

9. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.

10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

11. Phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

...

13. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 14 Điều này;

b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

14. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”

Căn cứ vào quy định trên, trường hợp kinh doanh hàng hóa là đồ chơi tình dục hay các hàng hóa khác nói chung, nếu hàng hóa không rõ nguồn gốc thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

Mức phạt tùy thuộc vào giá trị hàng hóa kinh doanh, mức thấp nhất là 300.000 đồng và cao nhất là 50.000.000 đồng.

Đối với tổ chức, mức phạt gấp 02 lần so với mức nêu trên (căn cứ quy định tại điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP).

Đồng thời, có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả và hình phạt bổ sung cụ thể như trên.

Như vậy, đối với mặt hàng đồ chơi tình dục: Về mặt pháp luật bạn có thể thực hiện việc kinh doanh tuy nhiên cần đảm bảo các sản phẩm này có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Bạn cần chứng minh được điều này thông qua các hóa đơn chứng từ mua bán, trường hợp hàng hóa nhập khẩu nhập khẩu thì phải có giấy phép nhập khẩu, giấy tờ thông quan của hàng hóa…

(có 3 đánh giá)
Nguyễn Anh Hương Thảo
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.219