Con đường trở thành Kiểm sát viên
Một trong những nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nói chung là kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật. Và đó cũng là một trong những nhiệm vụ chính của Kiểm sát viên. Vậy để trở thành Kiểm sát viên ta cần phải có những điều kiện gì?

1. Tiêu chuẩn của một Kiểm sát viên là gì?
Theo quy định tại Điều 75 Luật Tổ chức VKSND 2014 thì tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên bao gồm:
- Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên.
- Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
- Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Trên là những tiêu chuẩn chung, tùy thuộc vào từng vị trí công tác thì Kiểm sát viên sẽ có những tiêu chuẩn riêng theo quy định.
2. Quá trình để trở thành một Kiểm sát viên gian nan như thế nào?
Bước 1: Bạn phải là Cử nhân Luật
Điều này có nghĩa là bạn phải tốt nghiệp Đại học ngành Luật. Nếu tốt nghiệp trường Đại học Kiểm sát thì quá lý tưởng để thành Kiểm sát viên. Quá trình này mất ít nhất 04 năm.
Bước2: Được đào tạo nghiệp vụ Kiểm sát viên
Bước 3: Tham gia thi tuyển Công chức ngành Kiểm sát theo quy định tại Quyết định 303/QĐ-VKSTC của Viện kiểm sát Nhân dân tối cao
Tùy theo tình hình nhân sự ở các địa phương, hằng năm ngành Kiểm sát sẽ có những đợt tổ chức thi tuyển công chức ngành Kiểm sát để tiến hành bổ sung nhân lực cho ngành. Những thông tin thi tuyển này được cập nhật trên trang thông tin điện tử cũng như các phương tiện truyền thông khác của các địa phương nơi có nhu cầu về nhân sự.
Về điều kiện thi tuyển, xét tuyển cơ bản phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau đây:
- Tuổi đời dự tuyển: Từ đủ 18 đến 35 tuổi đối với nam và từ đủ 18 đến 30 tuổi đối với nữ;
- Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng, lịch sử gia đình và bản thân phù hợp với quy định về bảo vệ chính trị nội bộ ngành Kiểm sát nhân dân;
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
- Đủ sức khỏe để công tác theo kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyền; không bị dị hình, dị tật, khuyết tật; nam cao từ 1,60 m, nặng từ 50 kg trở lên; nữ cao từ 1,55 m, nặng từ 45 kg trở lên, không nói lắp, nói ngọng.
Điều kiện cụ thể chi tiết sẽ có trong thông báo thi tuyển của từng địa phương.
Bước 4: Tham gia thi tuyển Kiểm sát viên
Sau khi hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ. Bạn sẽ đủ điều kiện tham gia kì thi tuyển Kiểm sát viên các cấp. Chức danh được bổ nhiệm vào ngành sau khi thi đậu: Chuyên viên.
Bước 5: Được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên
Sau khi đã hoàn thành tất cả các bước nói trên, tuỳ theo nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát, bạn có thể được bổ nhiệm trở thành Kiểm sát viên.
Từ đó, khi bạn tiếp tục công tác 1 thời gian sẽ đi học và thi, thi đậu sẽ bổ nhiệm Kiểm Sát Viên Sơ cấp. Tiếp tục công tác 5 năm ở KSV sơ cấp, tiếp tục thi, thi đậu sẽ bổ nhiệm Kiểm Sát Viên Trung cấp. Tương tự với việc bổ nhiệm Kiểm sát viên cao cấp và Kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân tối cao .
Tags:
Kiểm sát viên Kiểm sát cử nhân luật đào tạo nghiệp vụ kiểm sát tiêu chuẩn luật Trương Nguyễn Thạch-
Mức lương của Kiểm sát viên năm 2023 được quy định như thế nào? Chế độ phụ cấp áp dụng cho Kiểm Sát Viên do ai quyết định?
Cập nhật 23 ngày trước -
Kiểm sát viên được bổ nhiệm để thực hiện những chức năng gì? Kiểm sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm như thế nào theo quy định?
Cập nhật 2 tháng trước -
Đang giữ chức danh Kiểm sát viên tại Viện kiểm sát nhân dân thì có thể đồng thời trở thành luật sư không?
Cập nhật 2 tháng trước -
Đối tượng được miễn đào tạo nghề luật sư cần những giấy tờ gì? Khi được miễn đào tạo nghề luật sư có được miễn tập sự hành nghề luật sư không?
Cập nhật 2 tháng trước -
Muốn trở thành Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân thì có bắt buộc phải có trình độ cử nhân luật không?
Cập nhật 2 tháng trước -
Lương của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao được tính như thế nào? Mức lương là bao nhiêu?
Cập nhật 6 tháng trước
-
Nhân viên kiểm soát nội bộ là gì?
Cập nhật 3 ngày trước -
Đâu là điểm mạnh của sinh viên ngành Luật?
Cập nhật 5 ngày trước -
Phân biệt Văn phòng luật sư và Công ty luật
Cập nhật 5 ngày trước -
Trong sơ yếu lý lịch cá nhân chữ ký có cần chứng thực không và có bắt buộc chứng thực chữ ký ở nơi có hộ khẩu không?
Cập nhật 5 ngày trước -
Sử dụng công trình chưa qua nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy bị xử phạt ra sao theo quy định?
Cập nhật 7 ngày trước -
Mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ công chức viên chức hợp nhất 2023 là mẫu nào? Lưu ý gì khi viết sơ yếu lý lịch?
Cập nhật 5 ngày trước -
Có thể chứng thực sơ yếu lý lịch tại nơi tạm trú không hay phải về nơi thường trú để chứng thực?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Có bao nhiêu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý theo quy định mới nhất?
Cập nhật 1 giờ trước -
Để trở thành trợ giúp viên pháp lý cá nhân cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào theo quy định hiện nay?
Cập nhật 8 giờ trước -
Sơ yếu lý lịch của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có bắt buộc xác nhận tại Ủy ban nhân dân nơi thường trú không?
Cập nhật 8 giờ trước -
Bảng lương viên chức trợ giúp viên pháp lý năm 2023 được quy định như thế nào? Xếp lương đối với viên chức trợ giúp viên pháp lý cần đảm bảo nguyên tắc gì?
Cập nhật 1 ngày trước -
Hoạt động kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Nhà nước và 07 điều cần biết
Cập nhật 1 ngày trước -
Văn phòng công chứng có được chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch không? Thủ tục chứng thực chữ ký thực hiện như thế nào?
Cập nhật 1 ngày trước