Đặc điểm của các ngạch Thẩm phán theo quy định của pháp luật hiện hành
Theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Thẩm phán là người có đủ tiêu chuẩn và các điều kiện của Luật này thì được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử. Vậy chức danh Thẩm phán có những ngạch nào và đặc điểm của từng ngạch là gì?

Các ngạch Thẩm phán
Căn cứ theo Điều 66 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định các ngạch Thẩm phán Tòa án nhân dân bao gồm:
- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
- Thẩm phán cao cấp;
- Thẩm phán trung cấp;
- Thẩm phán sơ cấp.
Hình từ Internet
Đặc điểm của từng ngạch Thẩm phán
- Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự khu vực có Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán sơ cấp.
- Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương có Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán sơ cấp.
- Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương có Thẩm phán cao cấp.
- Tòa án nhân dân tối cao có Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Số lượng Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp và tỷ lệ các ngạch Thẩm phán tại mỗi cấp Tòa án do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Điều kiện để bổ nhiệm, nâng ngạch Thẩm phán
Căn cứ theo quy định tại các điều 67, 68 Luật Tổ chức Tòa án 2014 thì điều kiện được bổ nhiệm, nâng ngạch Thẩm phán được quy định cụ thể như sau:
Thẩm phán sơ cấp
- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên.
- Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử
- Có thời gian làm công tác pháp luật từ 05 năm trở lên;
- Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của luật tố tụng;
- Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Thực tế hiện nay, đa số các thẩm phán đều xuất phát điểm từ thư ký tòa án, vì vậy cử nhân luật muốn đi theo con đường thẩm phán thì có thể bắt đầu bằng việc thi công chức ngạch Thư ký tòa án.
Thẩm phán trung cấp
- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
- Đã là Thẩm phán sơ cấp từ đủ 05 năm trở lên;
- Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của luật tố tụng;
- Đã trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch Thẩm phán trung cấp.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Lưu ý: Trường hợp do nhu cầu cán bộ của Tòa án nhân dân, người chưa là Thẩm phán sơ cấp có đủ các điều kiện còn lại, đồng thời có thời gian làm công tác pháp luật từ 13 năm trở lên thì sẽ được bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp.
Thẩm phán cao cấp
- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
- Đã là Thẩm phán trung cấp cấp từ đủ 05 năm trở lên;
- Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của luật tố tụng;
- Đã trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch Thẩm phán cao cấp.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Lưu ý: Trường hợp do nhu cầu cán bộ của Tòa án nhân dân, người chưa là Thẩm phán trung cấp có đủ các điều kiện còn lại, đồng thời có thời gian làm công tác pháp luật từ 18 năm trở lên thì sẽ được bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp.
*Trường hợp đặc biệt
Người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, tuy chưa đủ thời gian làm công tác pháp luật nhưng có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 67 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 và Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của luật tố tụng thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp.
Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao
- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
- Đã là Thẩm phán cao cấp cấp từ đủ 05 năm trở lên;
- Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của luật tố tụng;
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
-
Điều kiện để được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân theo từng cấp được quy định như thế nào?
Cập nhật 29 ngày trước -
Bảng lương Thẩm phán Tòa án nhân dân năm 2023
Cập nhật 2 tháng trước -
Thẩm phán có phải tham gia đào tạo nghề luật sư nếu muốn được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư không?
Cập nhật 2 tháng trước -
Để trở thành Thẩm phán sơ cấp cần đáp ứng những điều kiện và tiêu chuẩn gì? Nhiệm kỳ của Thẩm phán sơ cấp là bao lâu?
Cập nhật 4 tháng trước -
Nguyên đơn có quyền thay đổi thẩm phán hay không?
Cập nhật 5 tháng trước -
Ngành luật và cơ hội việc làm trong tương lai
Cập nhật 6 tháng trước
-
Nhân viên kiểm soát nội bộ là gì?
Cập nhật 3 ngày trước -
Đâu là điểm mạnh của sinh viên ngành Luật?
Cập nhật 5 ngày trước -
Phân biệt Văn phòng luật sư và Công ty luật
Cập nhật 5 ngày trước -
Trong sơ yếu lý lịch cá nhân chữ ký có cần chứng thực không và có bắt buộc chứng thực chữ ký ở nơi có hộ khẩu không?
Cập nhật 5 ngày trước -
Sử dụng công trình chưa qua nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy bị xử phạt ra sao theo quy định?
Cập nhật 7 ngày trước -
Mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ công chức viên chức hợp nhất 2023 là mẫu nào? Lưu ý gì khi viết sơ yếu lý lịch?
Cập nhật 5 ngày trước -
Có thể chứng thực sơ yếu lý lịch tại nơi tạm trú không hay phải về nơi thường trú để chứng thực?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Để trở thành trợ giúp viên pháp lý cá nhân cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào theo quy định hiện nay?
Cập nhật 8 giờ trước -
Sơ yếu lý lịch của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có bắt buộc xác nhận tại Ủy ban nhân dân nơi thường trú không?
Cập nhật 8 giờ trước -
Bảng lương viên chức trợ giúp viên pháp lý năm 2023 được quy định như thế nào? Xếp lương đối với viên chức trợ giúp viên pháp lý cần đảm bảo nguyên tắc gì?
Cập nhật 1 ngày trước -
Hoạt động kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Nhà nước và 07 điều cần biết
Cập nhật 1 ngày trước -
Văn phòng công chứng có được chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch không? Thủ tục chứng thực chữ ký thực hiện như thế nào?
Cập nhật 1 ngày trước -
Thủ tục thành lập công ty luật năm 2023
Cập nhật 1 ngày trước