Đại án Mobifone mua AVG với giá hơn 6600 tỷ đồng

VAG là một đại án điển hình của nhóm tội cố ý làm trái mà các quan chức cấp cao đã "ngã ngựa" dưới thời Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Cụ thể diễn biến đại án này như thế nào sẽ được chúng tôi trình bày trong bài viết này.

Nói về Đại án MobiFone mua AVG thì ai cũng biết đây là một thương vụ mua cổ phần nhưng thực chất là một màn kịch thổi phồng giá trị thực của doanh nghiệp nhằm trục lợi ngân sách nhà nước. Mà đạo diễn trong thương vụ này toàn là những cá nhân có chức vụ quan trọng của Bộ Thông tin - Truyền thông và Phạm Nhật Vũ, em trai tỉ phú Phạm Nhật Vượng.

Thương vụ mua bán cổ phần nêu trên xuất phát từ tháng 10.2014, khi AVG có văn bản gửi ông Nguyễn Bắc Son -  Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông (TT-TT) lúc bấy giờ, về việc DN này chuyển nhượng cổ phần cho đối tác nước ngoài. Trong đó có nội dung đi tới thống nhất đối tác nước ngoài sẽ mua cổ phần AVG để trở thành cổ đông chiến lược. Giá mua bằng 7 lần giá vốn, tức vào khoảng 525 triệu USD, tương đương 75% cổ phần. AVG nhận đặt cọc 10 triệu USD.

Sau này tại cơ quan điều tra Phạm Nhật Vũ - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị AVG đã khai nhận: Việc thỏa thuận bán cổ phần với đối tác nước ngoài và nhận tiền đặt cọc 10 triệu USD chỉ là dự kiến, không có tài liệu chứng minh. 

Như vậy cũng đủ để thấy các thông tin về việc chào bán cổ phần, giá trị DN của AVG từ thời điểm này đã không có thật.

Trở lại vụ việc, sau khi nhận công văn của AVG thì Bộ TT-TT đã có văn bản gửi Bộ Công an trao đổi để có căn cứ xem xét hướng dẫn AVG chuyển nhượng cổ phần.

Ngày 8/12/2014, Bộ Công an có văn bản gửi Bộ TT-TT hướng dẫn AVG không được phép chuyển nhượng cổ phần cho nước ngoài mà chỉ nên bán cổ phần cho các đối tác trong nước.

Sau đó Bộ TT-TT liên tục ban hành các quyết định như 1798 thành lập Tổng công ty viễn thông MobiFone trên cơ sở tổ chức lại Công ty TNHH một thành viên Thông tin di động, bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh phát thanh truyền hình (1/12/2014); Hay gửi Công văn thống nhất chủ trương đề xuất của Mobifone về việc xin phê duyệt đầu tư dịch vụ truyền hình theo phương thức mua lại một hãng truyền hình kỹ thuật số.

Đến ngày 20/3/2015, MobiFone và AVG bắt tay nhau ghi nhớ việc mua bán cổ phần.

Từ các mốc thời gian nêu trên dễ dàng nhận thấy ông Nguyễn Bắc Son đã ký quyết định bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh cho MobiFone sau khi xảy ra việc AVG chào bán cổ phần và Nguyễn Bắc Son cũng chính là người giới thiệu định hướng cho Mobifone mua cổ phần AVG mặc dù biết tình hình tài chính của công ty này xấu, kinh doanh không hiệu quả.

Sau đó, việc mua bán chuyển nhượng cổ phần có giá trị lên tới hàng ngàn tỉ đồng chính thức diễn ra vào ngày 25/12/2015. Cụ thể: Tổng công ty Viễn thông Mobifone thực hiện Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình theo hình thức đầu tư vốn nhà nước mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn toàn cầu (AVG) với số tiền gần 8.900 tỷ đồng, thuộc dự án nhóm A - thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ Quyết định chủ trương đầu tư. 

Phi vụ mua bán này bị phủ một tấm màn đen, theo kiểu danh mục tài liệu “mật”, đây là một chiêu thức nhằm tạo điều kiện không ai biết, can thiệp vào việc MobiFone mua AVG với giá cao hơn giá trị thực cả hàng ngàn tỉ đồng.

Đầu năm 2016 khi MobiFone phát đi thông cáo mua 95% cổ phần AVG và sau đó đổi tên thành MobiTV, thì điều khiến báo giới ngạc nhiên nhất chính là giá trị thương vụ không được công bố. 

Và mỗi lần khi báo giới đặt câu hỏi về vấn đề này, lãnh đạo MobiFone đều từ chối trả lời và cho rằng đó là hồ sơ "mật". Nhận thấy có điều bất thường các chuyên gia thuộc Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) đã thúc đẩy quá trình “giải mật” yêu cầu Mobifone công bố thông tin giá trị mua bán cổ phần vì Mobifone là doanh nghiệp lớn của nhà nước. 

Nếu không công bố là vi phạm Điều 23 Nghị định 81 qui định về xử lí vi phạm trong công bố thông tin. Từ tiếng nói của giới chuyên gia VAFI, thương vụ này đã đi vào nghị trường kì họp Quốc hội.

Sau này vỡ lẽ Mobifone đã mua lại 95% cổ phần AVG với số tiền khủng lên đến 8.900 tỉ đồng trong khi thực tế doanh nghiệp này đang hoạt động không hiệu quả, thực chất là đang thua lỗ, giá vốn được ước tính chỉ khoảng từ 1.600-2.000 tỉ đồng chưa trừ khấu hao.  Thương vụ này bị dư luận cho là chứa nhiều mờ ám, tiêu cực và có thể đang gây thất thoát tiền nhà nước.

Ngày 1/08/2016 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Thanh tra chính phủ thanh tra toàn diện dự án mua bán trên.

Thanh tra xong nhưng lại chưa có hướng xử lý tiếp theo nên dư luận người dân đã nhiều lần chờ công bố kết luận mãi đến 1 năm sau tức ngày 31 tháng 07 năm 2017, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng khẩn trương thanh tra, kết luận rõ đúng sai về trách nhiệm trong dự án Mobifone mua 95% cổ phần của AVG.

Đến ngày 12/03/2018 nhận thấy sự vào cuộc của cơ quan thanh tra nên Mobifone và AVG thỏa thuận hủy hợp đồng mua bán “hoàn trả cho nhau những gì đã nhận”. Mobifone nhận lại gần 8900 tỉ đồng cộng tiền lãi và chi phí. AVG nhận lại 95% cổ phần và không phạt vi phạm.

 

Ngày 23/03/2018 Thanh tra chính phủ chỉ ra nhiều sai phạm và đề nghị cho cơ quan công an khởi tố điều tra.

Sau đó, Thanh tra Chính phủ tiến hành chuyển giao hồ sơ điều tra vụ Mobifone mua cổ phần của AVG cho Bộ Công an hôm 24/4/2018. Theo kết luận, AVG chỉ có giá trị ròng khoàng 1.900 tỷ đồng, vì vậy Mobifone làm thất thoát ngân sách khoảng 7.000 tỷ đồng trong đó thiệt hại do mua nợ phải trả của AVG 1.134 tỉ đồng.

Tại kỳ họp 26 (từ ngày 28 đến 30/05/2018) Uỷ ban kiểm tra trung ương đã xem xét và kết luận một số nội dung liên quan đến các dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự Đảng bộ TT-TT.

Ngày 10/7/2018 Bộ công an quyết định khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” và khởi tố và bắt tạm giam những bị can liên quan là: Lê Nam Trà – cực Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Mobifone và Phạm Đình Trọng cựa vụ trưởng Vụ quản lý doanh nghiệp Bộ TT-TT.

Ngày 23/02/2019 Ông Nguyễn Bắt Son, Trương Minh Tuấn bị khởi tố ( đều là cựu bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông)

Trưa 13/4/2019, ông Phạm Nhật Vũ, nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị (AVG) bị khởi tố, tạm giam, khám xét nhà về tội Đưa hối lộ. Cụ thể: sau khi hoàn thành việc bán 95% cổ phần AVG cho MobiFone theo đúng mong muốn và có lợi nên Phạm Nhật Vũ đã đưa cho Nguyễn Bắc Son 3 triệu USD, Trương Minh Tuấn 200.000 USD, Lê Nam Trà 2,5 triệu USD và Cao Duy Hải 500.000 USD. 

Lý do Phạm Nhật Vũ đưa tiền cho 4 bị can trên vì họ có vai trò quyết định đối với việc AVG bán cổ phần cho MobiFone và số tiền Phạm Nhật Vũ đưa cho từng người phụ thuộc vào vị trí chức vụ và tính quyết định của từng cá nhân trong quá trình thực hiện việc mua bán cổ phần giữa MobiFone và AVG.

Đồng thời cơ quan điều tra cũng khởi tố bổ sung tội danh nhận hối lộ với các ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn và Lê Nam Trà.

Trưa ngày 28/12/2019, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm vụ án và tuyên án phạt 14 tội phạm liên quan đến vụ án AVG cụ thể:

Tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng và tội Nhận hối lộ có:

  • Nguyễn Bắc Son: 16 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, và án tù chung thân về tội nhận hối lộ. Tổng hợp hình phạt tù chung thân.

  • Trương Minh Tuấn: 6 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng và 8 năm tù về tội nhận hối lộ. Tổng hình phạt 14 năm tù.

  • Lê Nam Trà: 7 năm tù về tội Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, 16 năm tù về tội nhận hối lộ, tổng hình phạt 23 năm tù.

  • Cao Duy Hải, cựu tổng giám đốc MobiPhone: 14 năm tù

Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng

  • Phạm Đình Trọng, cựu vụ trưởng bộ TT&TT, lĩnh 5 năm tù, Phạm Thị Phương Anh, cựu phó TGĐ MobiPhone, 2 năm 6 tháng, Nguyễn Mạnh Hùng, cựu phó TGĐ MobiPhone, 2 năm 6 tháng tù, Nguyễn Bảo Long, cựu phó TGĐ MobiPhone, 2 năm 6 tháng tù, Nguyễn Đăng Nguyên, cựu phó TGĐ MobiPhone, 2 năm tù, Phan Thị Hoa Mai, TV HĐTV MobiPhone, 2 năm 6 tháng tù, Hồ Tuấn, TV HĐTV MobiPhone, 2 năm 6 tháng tù. Cùng tội danh trên, Giám đốc và giám định viên Công ty AMAX là Võ Văn Mạnh và Hoàng Duy Quang lần lượt lĩnh 3 năm 6 tháng và 3 năm tù.

Hối lộ

  • Phạm Nhật Vũ: án 3 năm tù

Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.384