Đàm phán lương và mẹo cần chuẩn bị trước khi đàm phán lương

Đàm phán lương chính là một trong những bước quan trọng kết thúc quá trình phỏng vấn để tiến đến quá trình thử việc. Thế nhưng không phải ai cũng biết đàm phán lương sao cho đạt hiệu quả tối ưu. Dưới đây là vài mẹo đàm phán lương cũng như 06 cụm từ đi kèm giúp đàm phán lương hiệu quả tối đa.

Đàm phán lương là gì?

Đàm phán lương chính là sự thương lượng thỏa thuận giữa nhà tuyển dụng và người lao động về mức lương phù hợp với năng lực, vị trí công việc mà bạn sẽ đảm nhận.

Nói đến đây thì nhiều người sẽ thắc mắc tại sao lại có chuyện đàm phán lương. Mỗi vị trí công việc thường NTD sẽ đặt ra khung lương cơ bản từ min – max. Thế nên còn tùy vào khả năng của bạn mà vị trí đó bạn sẽ nhận được mức lương ở khung nào. Ngoài ra vấn đề lương thưởng khá nhạy cảm nên nhiều NTD còn dùng “đòn chí mạng” vòng đàm phán lương để quyết định có tuyển chọn bạn hay không, thế nên ta cần chút mẹo nhỏ để vượt qua vòng này tốt nhất.

Những mẹo cần chuẩn bị trước khi tiến vào vòng đàm phán lương

Tập trước ở nhà

Đây không phải là bước thừa, bạn nên tập trước với bản thân ở xoay quanh các câu hỏi về vấn đề lương và tự mình trả lời, hãy “nhờ chị google” tìm giúp các câu hỏi phỏng vấn thường gặp khi đàm phán lương. Khi có một sự chuẩn bị đầy đủ thì tâm lý đối diện sẽ dễ chịu cũng như bạn sẽ thoải mái tiếp nhận và tự tin trả lời các câu hỏi từ nhà tuyển dụng.

Tìm hiểu trước mức lương cơ bản của công ty

Trong tin đăng tuyển dụng nhân sự có nhiều công ty vẫn không khai mức lương cho vị trí mà họ đang tuyển chọn, Bạn hãy căn cứ vào mức lương mà quý công ty đề ra từ đó đàm phán lương trong khung đã định sẵn.

Đối với những vị trí công việc phần lương thưởng chỉ để “mức lương thỏa thuận khi phỏng vấn” bạn hãy tra cứu, tìm hiểu mức lương trung bình, mặt bằng chung của vị trí mà bạn tham gia phỏng vấn.
Tìm hiểu trước mức lương cơ bản sẽ giúp bạn tránh được tình trạng deal lương quá thấp hoặc quá cao so với mặt bằng chung.

Hãy đề cập mức lương vào cuối buổi phỏng vấn

Đi xin việc ứng viên nào cũng muốn NTD đề cập đến chính sách lương. Chế độ đãi ngộ, phúc lợi lương thưởng chính là yếu tố quan trọng để giữ chân một nhân viên gắn bó lâu dài cống hiến với công ty. Nếu NTD không đề cập đến vấn đề này thì bạn hãy là người chủ động nhắc đến chuyện lương thưởng vào cuối buổi phỏng vấn.

Đây là điều cần thiết vì nó là quyền lợi của bạn. Đây là bước đi khá mạo hiểm nên rât cần sự khéo léo gợi nhắc đến vấn đề lương thưởng buộc nhà tuyển dụng phải đề cập đầy đủ thông tin lương thưởng cho bạn.

Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
3.148