ĐBSCL: Nông nghiệp chuyển mình với Nghị quyết 120
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có ngành Nông nghiệp và nông dân đã mạnh dạn thay đổi trong sản xuất, thích ứng với điều kiện tự nhiên, nhất là từ khi Nghị quyết 120 đi vào thực tiễn.
Trước đây, bà con nông dân có tập quán canh tác truyền thống, mỗi năm ngành Nông nghiệp ĐBSCL phải tiêu tốn một lượng nước khoảng 40 tỉ m3 cho cây lúa. Nếu ứng dụng kĩ thuật tưới ngập khô xen kẽ, vùng châu thổ này sẽ tiết kiệm khoảng 40%, tương đương trên 16 tỉ m3 nước.
Bên cạnh đó, việc áp dụng mô hình canh tác tiết kiệm nước, việc nghiên cứu, lai tạo ra các giống lúa có khả năng chịu mặn cũng được xem là lối ra cho người trồng lúa ở ĐBSCL ở thời điểm hiện tại.
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sinh kế người dân tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư cho biết, để phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long và tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên cần có sự chuyển mình theo những định hướng chiến lược của Trung ương đã đề ra.
Đó là Quyết định 593 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế - hội vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020 và Nghị quyết 120 của Chính phủ trong đó có đề ra các giải pháp thuận theo tự nhiên để phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Trong suốt những năm qua, ĐBSCL bị hạn, mặn tấn công gay gắt. Vì lẻ đó, việc các nhà khoa học cùng nông dân và ngành nông nghiệp các địa phương nỗ lực phối hợp để tìm ra những phương pháp canh tác tiết kiệm nước và các giống lúa mới có khả năng chống chịu hạn, mặn cao được xem là một trong những giải pháp mang tính bền vững để giúp nông dân có thể sống chung với hạn mặn.
Ngoài ra, bên cạnh nghiên cứu các phương thức sản xuất mới, lai tạo những giống lúa phù hợp cho vùng hạn mặn, các địa phương còn mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất canh tác lúa kém hiệu quả để trồng cây ăn trái.
Ngoài ra, tại những vùng ven biển bị ảnh hưởng nặng nề của xâm nhập mặn, vùng rốn phèn, người dân đã chủ động chuyển sang những cây trồng phù hợp. Thực tế đã có các giống cây mới phát triển tốt trên những vùng đất này.
Theo các nhà khoa học, hiện việc hoạch định chiến lược phát triển cây trồng phù hợp theo từng tiểu vùng sinh thái gắn với chiến lược phát triển công nghệ chế biến, tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao trong xuất khẩu sẽ tạo sự phát triển bền vững, ổn định cho ĐBSCL.
Từ đó, đang dần hình thành tại thủ phủ trái cây miền Tây, nhất là sau khi Nghị quyết 120 đi vào thực tiễn.
Thanh Phong – Văn Nhạn
-
Tra cứu xử phạt giao thông bằng giọng nói
Cập nhật 1 năm trước -
Tổng hợp tình hình mới nhất về dịch Covid-19
Cập nhật 11 tháng trước -
Từ năm 2020 sẽ có 05 thay đổi quan trọng về bảo hiểm xã hội
Cập nhật 1 năm trước -
Dân được quyền kiện hành chính đến cấp nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Điểm chuẩn đánh giá năng lực vào đại học sẽ tăng cao
Cập nhật 1 năm trước -
Học và làm gì ở nhóm ngành Luật?
Cập nhật 5 tháng trước
-
Cách trả lời dạng câu hỏi: “Có 5 quả cam làm thế nào để chia đều cho 6 người”
Cập nhật 6 ngày trước -
Những điều bạn chưa biết về Luật Hành chính
Cập nhật 6 ngày trước -
Muốn sống “khỏe” ở chốn công sở đừng phạm 04 sai lầm sau
Cập nhật 5 ngày trước -
Chiến thuật deal lương khi thất nghiệp quá lâu
Cập nhật 6 ngày trước -
Làm trong ngành Luật có được phép xăm hình hay không?
Cập nhật 6 ngày trước -
“Thuốc thần” giúp tăng cơ hội việc làm cho sinh viên trường luật
Cập nhật 3 ngày trước -
Tọa đàm về kỹ năng viết bản án dân sự
Cập nhật 3 ngày trước
-
Cần sửa Luật Bảo hiểm xã hội để thêm nhiều người hưởng lương hưu
Cập nhật 56 phút trước -
Không đến phỏng vấn là không tôn trọng Nhà tuyển dụng?
Cập nhật 1 giờ trước -
Đừng để lãng phí tấm bằng đại học
Cập nhật 17 giờ trước -
95% sinh viên trường nghề có việc làm, thu nhập từ 6 - 12 triệu đồng/tháng
Cập nhật 1 ngày trước -
Công an TPHCM nói về vụ Lê Chí Thành
Cập nhật 1 ngày trước -
Được đóng BHXH một lần cho đủ tuổi, đủ năm để về hưu sớm?
Cập nhật 1 ngày trước