Dự thảo Luật Chứng khoán sẽ hồi tố về công ty đại chúng?
![]() |
Ảnh minh họa |
Góp ý vào dự thảo Luật đang được Bộ Tài chính xây dựng, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, việc nâng các điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng (Điều 12) nhằm bảo đảm năng lực tài chính của công ty đại chúng là phù hợp với định hướng phát triển thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, Điều 135.4 của dự thảo đưa ra quy định chuyển tiếp yêu cầu các doanh nghiệp đã niêm yết phải đáp ứng điều kiện về vốn và cơ cấu cổ đông trong vòng 2 năm kể từ khi Luật này có hiệu lực. Nếu sau 2 năm mà không đáp ứng thì doanh nghiệp sẽ bị huỷ tư cách công ty đại chúng theo Điều 37 của Dự thảo.
Theo thuyết minh của cơ quan soạn thảo, hiện tại có 1954 công ty đại chúng, và có 18,4% công ty đại chúng không đáp ứng được điều kiện về vốn điều lệ. Các doanh nghiệp này sẽ có 2 năm để tăng vốn lên 30 tỷ hoặc sẽ phải bị huỷ tư cách công ty đại chúng.
“Chính sách này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của các cổ đông đang nắm giữ chứng khoán của các doanh nghiệp này. Trong khi bản thân những doanh nghiệp này không hề có hành vi vi phạm pháp luật, không gây tác động xấu đến thị trường”, VCCI nhận định.
Do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo hết sức cân nhắc về việc áp dụng quy định mang tính hồi tố như vậy. Quy định mới về điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng chỉ nên áp dụng cho những doanh nghiệp niêm yết sau khi luật này có hiệu lực, không nên áp dụng đối với những doanh nghiệp đã niêm yết.
Một vấn đề khác được góp ý là điều kiện có lãi đối với trường hợp chào bán thêm chứng khoán ra công chúng. Dự thảo đã nâng điều kiện có lãi từ 01 năm lên 02 năm đối với các công ty đại chúng muốn chào bán thêm chứng khoán ra công chúng.
Bản thuyết minh giải thích lý do của việc này là nhằm chống lại tình trạng một số doanh nghiệp sử dụng thủ thuật về kế toán để có lãi trong 01 năm nhưng nhiều năm khác lại lỗ, để có thể chào bán thêm chứng khoán.
Tuy nhiên, theo VCCI việc sử dụng thủ thuật kế toán để có lãi phải được xem là một hành vi gian lận về việc cung cấp thông tin ra công chúng và cần phải được xử lý vi phạm, chứ không nên quy định về thời gian có lãi. Việc thay đổi thời gian có lãi không giải quyết được vấn đề khi doanh nghiệp tiếp tục sử dụng thủ thuật kế toán để có lãi trong 02 năm.
Đối với những doanh nghiệp đã chào bán chứng khoán ra công chúng thì các thông tin về doanh nghiệp đã được công khai trước các nhà đầu tư một thời gian tương đối dài. Các nhà đầu tư hoàn toàn có thể theo dõi lại lịch sử công bố thông tin để đánh giá về mức độ rủi ro, vì vậy, Nhà nước có thể giảm các điều kiện chào bán thêm, thấp hơn so với chào bán lần đầu. Do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc việc điều chỉnh điều kiện có lãi của doanh nghiệp khi chào bán thêm chứng khoán.
Cũng theo VCCI, dự thảo quy định một trong những điều kiện để chào bán cổ phiếu ra công chúng là “Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng chưa được xoá án tích”.
Quy định này phù hợp với việc bổ sung trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân trong Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, việc cấm chào bán chứng khoán đối với toàn bộ các pháp nhân thương mại đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xoá án tích là không cần thiết.
Có thể tạo cơ chế xin cho
Điều 85 của dự thảo hiện đang quy định theo hướng công ty chứng khoán phải xin phép Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trước khi thực hiện một số hoạt động nhưng lại không có tiêu chí về điều kiện, hồ sơ, trình tự thủ tục để Ủy ban chấp thuận hoặc không chấp thuận đề nghị này. Quy định như vậy sẽ gây khó khăn cho quá trình áp dụng và tạo cơ chế xin cho không cần thiết. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo quy định theo hướng như sau:
Cùng với đó, Điều 82.3 của Luật quy định công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải thông báo cho Ủy ban về việc đáp ứng quy định tại Điều 82.2 ít nhất 15 ngày trước khi khai trương hoạt động. Ủy ban có quyền đình chỉ khai trương nếu công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ không đáp ứng các điều kiện này.
Tuy nhiên, Điều 82 lại không quy định rõ về thời gian trả lời của Ủy ban. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định theo hướng, nếu sau 5 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ, nếu Ủy ban không ra thông báo đình chỉ khai trương thì doanh nghiệp được bắt đầu hoạt động bình thường.
Hà Chính
-
Tra cứu xử phạt giao thông bằng giọng nói
Cập nhật 2 năm trước -
Cách chứng minh "Tôi là F0 khỏi bệnh"
Cập nhật 8 tháng trước -
Tổng hợp tình hình mới nhất về dịch Covid-19
Cập nhật 2 năm trước -
Từ năm 2020 sẽ có 05 thay đổi quan trọng về bảo hiểm xã hội
Cập nhật 2 năm trước -
Dân được quyền kiện hành chính đến cấp nào?
Cập nhật 2 năm trước -
Điểm chuẩn đánh giá năng lực vào đại học sẽ tăng cao
Cập nhật 2 năm trước
-
Vạch trần tội ác dưới đáy vực sâu
Cập nhật 1 ngày trước -
Tăng cường kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật
Cập nhật 5 ngày trước -
Người dân đã có thể rút tiền bằng chính thẻ Căn cước công dân gắn chip
Cập nhật 10 ngày trước -
Hai người cùng được sếp nhờ đi mua thuốc lá, chàng trai răm rắp nghe theo lại bị đuổi việc: Bất ngờ với câu trả lời của nhà lãnh đạo, nghe xong ai cũng giật mình
Cập nhật 12 ngày trước -
Nữ sinh có học lực trung bình nghĩ mức lương 7 - 8 triệu sau khi ra trường là không xứng đáng, dân tình chia phe tranh cãi
Cập nhật 12 ngày trước -
Chàng trai bị đồng nghiệp nhắc "thiếu ý tứ" vì không mua quà ra mắt ngày đầu đi làm: Nhân viên mới phải làm gì để không bị "soi" ngay buổi đầu tiên?
Cập nhật 15 ngày trước