Ghét người khác như thế nào để không vi phạm pháp luật
Yêu, thích, cảm mến, ghét bỏ đâu cũng là một loại cảm xúc của con người. Yêu một ai đó hay ghét một ai nhiều khi cũng chẳng cần lý do gì cho phức tạp. Chúng ta cũng hay thường xuyên bày tỏ cái sự ghét bỏ của mình đối với đối tượng hướng đến cho hội chị em, không phải muốn lôi kéo mà là muốn tranh thủ nhận được sự ủng hộ xung quanh của bạn bè. Căn bản ghét người khác thuộc về phạm vi cảm xúc và cũng không hề vi phạm pháp luật nhưng ghét sao cho văn minh để không bị pháp luật “sờ gáy” thì không phải ai cũng làm được.
Cảm giác ghét một người
Trong công việc hay các mối quan hệ thường ngày có thể chúng ta sẽ không hài lòng với người nào đó trong số những đồng nghiệp hay người xung quanh mình, Vấn đề là dù không ưa chúng ta vẫn phải gặp gỡ, trao đổi, chuyện trò hằng ngày vì họ hiện hữu trong cuộc sống của mình.
Còn một dạng ghét người khác nữa chính là ghét bỏ những người có sức ảnh hưởng nhất định trên mạng xã hội. Cách họ biểu hiện lời ăn tiếng nói, hành động làm cho người xem cảm giác khó chịu và không thể tìm được điểm nào tốt để thích dù đã cố gắng rất nhiều.
Hóa giải lòng thù ghét 1 ai đó là điều không hề đơn giản. Những suy nghĩ tiêu cực sẽ xâm chiếm tâm trí mình từ việc kể truyền miệng điều ghét điều khó ưa, đến đăng đàn mạng xã hội,… vân vân và mây mây để lan truyền sự ghét đối tượng từ người ngày đến người khác.
Công nghệ 4.0 đã làm cuộc sống phát triển một cách chóng mặt chúng ta bắt đầu “sân si” các câu chuyện yêu thích ghét bỏ trên các trang mạng rồi dẫn đến nhiều chuyện không hay. Cũng giống như cuộc sống của một nghệ sĩ thì fans và antifans là 2 thứ tồn tại song song trong sự nghiệp của họ tuy nhiên không ít các nghệ sĩ đã đăng đàn kiện tụng nhờ công an vào cuộc vì những người ghét mình nói xấu đặt điều vu khống.
Chuyện ghét thích là chuyện của mỗi người, ghét người khác một cách văn minh cũng là việc đáng học hỏi hơn cả. Đừng để tiêu cực xâm lấn lý trí dẫn đến hành động quá khích làm đảo lộn cuộc sống vốn có của bạn.
Pháp luật quy định như thế nào?
Không có một chuẩn mực nào cấm sự ghét bỏ một người cũng không có quy định pháp luật cấm hành vi nói xấu người khác. Pháp luật chỉ nghiêm cấm hành vi xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của người khác.
Cụ thể Nghị định 72/2013/NĐ-CP đã có quy định cấm việc sử dụng Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích:
… d) Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân; e) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. |
Việc vi phạm hành vi này không chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính, trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý hình sự.
Hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác có thể bị phạt hành chính từ 100.000 đến 300.000đ
Nếu nghiêm trọng có thể bị truy tố hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại điều 155 BLHS 2015. Mức hình phạt từ cải tạo không giam giữ lên đến 05 năm tù giam theo từng trường hợp luật định.
Ghét người khác như thế nào để không vi phạm pháp luật
Ghét người khác dẫn đến việc nói xấu người khác thuộc phạm trù đạo đức xã hội khi vi phạm hành vi tất nhiên sẽ bị lên án nếu gây ra những hậu quả nặng nề tuy nhiên trong cuộc sống thương yêu, ghét bỏ nhau là chuyện bình thường như ông bà ta có câu:
"Thương nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau củ bồ hòn cũng méo"
"Thương nhau thương cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng"
Ghét nhau người ta có thể khích nhau, lôi cái xấu của nhau ra nói với những gì tồi tệ và khó nghe nhất nhưng hãy là người có suy nghĩ và văn minh.
Khi ghét 1 ai đó phải có đủ cơ sở, hành động của nó dẫn đến sự ghét bỏ từ mình. Chúng ta có thể không nói xấu đối phương nhưng được quyền nói sự thật về cái xấu.
Không xuyên tạc, xúc phạm danh dự, bôi xấu nhân phẩm người khác nhưng có thể nói cho họ hiểu ở họ còn tồn đọng những điểm gì làm người xung quanh xa lắm.
Đừng đưa tin hay truyền miệng những điều không xác thực làm ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.
Hãy là người ghét văn minh, có căn cứ, bằng chứng rõ ràng.
Mạng xã hội là con dao hai lưỡi, có thể mâu thuẫn hay sự không hài lòng với đối phương chưa đạt đến nỗi quá khó để hòa giải nhưng mạng xã hội chính là nơi bắt đầu nguồn cơn khẩu chiến và những cơn giận dữ sau bàn phím sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống thực tại.
Con người ai cũng có một lỗ hổng nhất định. Chúng ta có thể toàn diện trong lĩnh vực này nhưng ở mặt khác cách hành động cư xử của mình chưa hẳn đã được đánh giá cao và nhận được sự yêu mến của mỗi người. Nên nếu bao dung hãy bao dung. Bỏ qua được hãy tập cách bỏ quan vì suy cho cùng cuộc sống của những người ghét nhau cũng sẽ không đụng chạm và ảnh hưởng đến nhau nhiều.
-
Có mấy hình thức lỗi trong vi phạm pháp luật?
Cập nhật 9 tháng trước -
Những hành vi về cư trú nào bị pháp luật nghiêm cấm? Người không đăng ký tạm trú có vi phạm pháp luật hay không?
Cập nhật 1 năm trước -
Người lao động lấy hồ sơ của người khác để giao kết hợp đồng lao động có vi phạm pháp luật lao động?
Cập nhật 1 năm trước -
Hủ tục bắt vợ có vi phạm pháp luật không?
Cập nhật 2 năm trước -
Xây “chuồng cọp” chiếm không gian trên cao, có vi phạm pháp luật?
Cập nhật 2 năm trước -
Mạo danh Phật pháp để trục lợi không chỉ vi phạm đạo đức mà còn vi phạm pháp luật
Cập nhật 2 năm trước
-
Trách nhiệm của Luật sư trong các Công ty Luật hợp danh như thế nào?
Cập nhật 3 ngày trước -
Công ty của Hiếu PC và Thư Viện Pháp Luật hỗ trợ nạn nhân bị lừa đảo trên mạng
Cập nhật 4 ngày trước -
Khái quát về công ty đấu giá hợp danh và thủ tục đăng ký hoạt động
Cập nhật 5 ngày trước -
Công ty luật có được lập theo loại hình công ty hợp danh hay không?
Cập nhật 5 ngày trước -
Hướng dẫn chuyển đổi từ Công ty luật hợp danh sang Công ty luật TNHH?
Cập nhật 5 ngày trước -
Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Những điều cần biết về bảo hiểm thất nghiệp
Cập nhật 4 ngày trước -
Cố vấn pháp lý là gì? Mức lương của cố vấn pháp lý hiện nay là bao nhiêu?
Cập nhật 1 ngày trước
-
Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024? Mẫu Kế hoạch thực hiện Ngày pháp luật trong trường học 2024?
Cập nhật 12 giờ trước -
Ngày 9 tháng 11 là ngày gì? Tháng 11 người lao động sẽ được nghỉ những ngày nào?
Cập nhật 12 giờ trước -
Cảnh sát hình sự là gì? Cảnh sát hình sự có nhiệm vụ gì? Cảnh sát hình sự học ngành gì?
Cập nhật 17 giờ trước -
Năm 2024: Cục trợ giúp pháp lý tuyển dụng viên chức
Cập nhật 1 ngày trước -
Công văn là gì? Công văn có hiệu lực khi nào? Cách soạn thảo Công văn?
Cập nhật 1 ngày trước -
Mẫu đơn xin chuyển công tác mới nhất năm 2024? Cách viết đơn xin chuyển công tác chính xác?
Cập nhật 2 ngày trước