Gian lận điểm thi THPT quốc gia: Trách nhiệm thuộc về ai?
Có đại biểu cho rằng, vai trò của gia đình trong vụ gian lận điểm thi “cần phải được suy xét đến tận cùng”; nhưng cũng có đại biểu nhấn mạnh đến vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu địa phương nơi xảy ra sai phạm.
Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nhân. Ảnh Như Ý
Phát biểu tại phiên thảo luận về Luật Giáo dục sửa đổi sáng 21/5, đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) cho rằng, sự kết nối của gia đình, nhà trường và xã hội hình thành phẩm chất đạo đức công dân. Như vậy, gia đình phải cùng với nhà trường chịu trách nhiệm về kết quả học tập của con em mình.
“Thời gian qua, gia đình, xã hội đã toàn tâm toàn ý với giáo dục hay chưa? Khi những tiêu cực trong thi cử bị phát hiện trong thời gian qua đã đặt giáo dục trong tâm điểm của dư luận suốt thời gian dài và chưa dừng lại”.
Ông Nhân đặt vấn đề, và cho rằng vai trò của gia đình trong việc này “cần phải được suy xét đến tận cùng”. Theo ông, cái sai của người lớn trong gia đình lẫn xã hội không chỉ là hệ luỵ quá lớn cho giáo dục mà còn góp phần nhào nặn nên nhân cách của con em mình.
“Cha mẹ và người giám hộ đã tạo điều kiện cho con em hoàn thành chương trình giáo dục bắt buộc theo quy định, nhưng việc này lại được tiến hành theo một cách thức phi giáo dục. Như vậy gia đình ở khía cạnh này có phải là thành trì để bảo vệ các em khỏi cái xấu trong xã hội hay là nơi khởi phát giá trị lệch lạc?
Có thể ví dụ trên chỉ là thiểu số nhưng hiện nay nhiều gia đình vẫn "khoán trắng" trách nhiệm giáo dục cho nhà trường, trong khi chưa chú trọng việc tu thân tề gia, xây dựng và gìn giữ cách cư xử với các thành viên trong gia đình. Do đó việc hành xử thiếu quy chuẩn của trẻ con sẽ rất bất công nếu đổ hết trách nhiệm cho nhà trường và ngành giáo dục về các hành vi xấu, thiếu chuẩn mực của các em cho nhà trường”, ông Nhân cho hay.
Đại biểu đoàn Bình Dương nói thêm, xét ở khía cạnh xã hội đã thực sự xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh. Sức đề kháng của trẻ em đối với thói hư tật xấu còn yếu ớt, trong khi những hành vi lệch chuẩn giữa con người với nhau xảy ra hàng ngày, hàng giờ trong mỗi ngóc ngách, thậm chí ngôi nhà của các em.
“Có một câu hỏi đặt ra là tại sao ngày càng nhiều gia đình văn hoá nhưng các hành vi lệch chuẩn phi giáo dục lại ngày càng bén rễ trong cuộc sống? Bệ đỡ từ gia đình và xã hội chưa thể hiện hết trách nhiệm vì một mình nhà trường không đủ sức gồng gánh cho sự nghiệp giáo dục đào tạo nguồn nhân lực”, ông Nhân nhấn mạnh.
ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền. Ảnh Như Ý
Bên lề kỳ họp này, trao đổi với PV liên quan đến vấn đề trách nhiệm trong vụ gian lận thi vừa qua, đại biểu Quốc hội Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) cho rằng, sai phạm gian lận điểm thi vừa qua xảy ra ở địa phương, thì trách nhiệm thuộc về người đứng đầu, phải nhìn nhận đầu tiên. Tuy nhiên hiện nay suy nghĩ, tư duy và hành động của người đứng đầu chưa rõ nét. Muốn lấy lại niềm tin của người dân về giáo dục, không chỉ cấp Bộ mà còn phải ở địa phương.
Việc xử lý trách nhiệm đứng đầu, qua tiếp xúc cử tri, đại biểu Hiền cho biết, người dân không muốn nhắc tới quy trình, vì nói tới quy trình thì sẽ không biết kéo dài tới bao lâu. Kể từ khi vụ gian lận thi cử đến nay đã gần một năm trôi qua, đã cận kề kỳ thi tiếp theo nhưng vụ việc vẫn chưa rõ ràng. Rất mong cơ quan chức năng trả lời ngay với cử tri và nhân dân cả nước về trách nhiệm người đứng đầu trong vụ việc này.
“Hơn ai hết, những người lãnh đạo gắn trách nhiệm của mình với các sai phạm phải nhận thấy điều đó. Đã ở vị trí, vai trò lãnh đạo, đầu tàu rồi thì đâu cần phải để người dân nhắc? Nếu mình không nhận thấy điều đó thì thôi, để người khác làm”, bà Hiền cho hay.
-
VỤ GIAN LẬN THI CỬ Ở SƠN LA: 12 bị cáo lãnh 90 năm tù
Cập nhật 2 năm trước -
Gian lận điểm thi ở Sơn La: 2 bị cáo nhận tiền tỉ để nâng điểm thi bị đề nghị 23-25 năm tù
Cập nhật 2 năm trước -
Giám đốc Sở giáo dục Sơn La làm nhân chứng vụ gian lận điểm thi
Cập nhật 2 năm trước -
Bộ Nội vụ nói gì về đưa quy định không được nịnh bợ cấp trên vào luật?
Cập nhật 3 năm trước -
214 thí sinh được can thiệp nâng điểm, mới gần 80 thí sinh bị trả về
Cập nhật 3 năm trước -
Chủ tịch Quốc hội: Vụ gian lận điểm thi đang được xử lý nghiêm minh
Cập nhật 3 năm trước
-
Tra cứu xử phạt giao thông bằng giọng nói
Cập nhật 2 năm trước -
Cách chứng minh "Tôi là F0 khỏi bệnh"
Cập nhật 10 tháng trước -
Tổng hợp tình hình mới nhất về dịch Covid-19
Cập nhật 2 năm trước -
Từ năm 2020 sẽ có 05 thay đổi quan trọng về bảo hiểm xã hội
Cập nhật 2 năm trước -
Dân được quyền kiện hành chính đến cấp nào?
Cập nhật 3 năm trước -
Điểm chuẩn đánh giá năng lực vào đại học sẽ tăng cao
Cập nhật 3 năm trước
-
Điểm chuẩn đại học ngành Luật năm 2021 (Đầy đủ nhất)
Cập nhật 1 ngày trước -
Phương án tuyển sinh, điểm chuẩn ngành Luật năm 2022 và những thông tin cần biết về ngành Luật
Cập nhật 1 ngày trước -
Hai người cùng được sếp nhờ đi mua thuốc lá, chàng trai răm rắp nghe theo lại bị đuổi việc: Bất ngờ với câu trả lời của nhà lãnh đạo, nghe xong ai cũng giật mình
Cập nhật 2 ngày trước -
Có không người bạn thân trong công sở?
Cập nhật 2 ngày trước
-
Có không người bạn thân trong công sở?
Cập nhật 2 ngày trước -
Vạch trần tội ác dưới đáy vực sâu
Cập nhật 2 tháng trước -
Tăng cường kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật
Cập nhật 2 tháng trước -
Người dân đã có thể rút tiền bằng chính thẻ Căn cước công dân gắn chip
Cập nhật 2 tháng trước -
Hai người cùng được sếp nhờ đi mua thuốc lá, chàng trai răm rắp nghe theo lại bị đuổi việc: Bất ngờ với câu trả lời của nhà lãnh đạo, nghe xong ai cũng giật mình
Cập nhật 2 ngày trước -
Nữ sinh có học lực trung bình nghĩ mức lương 7 - 8 triệu sau khi ra trường là không xứng đáng, dân tình chia phe tranh cãi
Cập nhật 2 tháng trước