Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn tối đa là 60 tháng và có thể gia hạn nhiều lần
Anh Hùng (TP. Hồ Chí Minh) đang làm việc tại bộ phần hành chính của một công ty cho thuê lại lao động. Hiện nay, giấy phép cho thuê lại của công ty anh đã gần hết hạn. Anh đã gửi câu hỏi tới Hệ thống thông tin Bộ với người dân và doanh nghiệp để hỏi về việc giấy phép hết hạn thì có được gia hạn không hay phải làm lại thủ tục cấp lại, đồng thời việc gia hạn được thực hiện tối đa bao nhiêu lần.
Về vấn đề này, Hệ thống thông tin Bộ với người dân và doanh nghiệp đã tổng hợp các thông tin và trả lời anh như sau: Điều 23 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau: 1. Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động in trên giấy bìa cứng có kích thước khổ A4 (21 cm x 29,7 cm); mặt trước ghi nội dung của giấy phép trên nền trắng có hoa văn màu xanh da trời, có hình quốc huy in chìm, khung viền màu đen; mặt sau có quốc hiệu, quốc huy và dòng chữ “GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG” in trên nền màu xanh da trời. 2. Nội dung giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động theo Mẫu số 04/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. 3. Thời hạn của giấy phép được quy định như sau: a) Thời hạn giấy phép tối đa là 60 tháng; b) Giấy phép được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 60 tháng; c) Thời hạn giấy phép được cấp lại bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp trước đó. Theo đó, giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn tối đa là 60 tháng và có thể gia hạn nhiều lần. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần lưu ý về quy định xử phạt trong trường hợp Giấy phép lao động hết hạn được quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với bên thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Sử dụng lao động thuê lại để làm những công việc không thuộc danh mục các công việc được thực hiện cho thuê lại lao động; b) Sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động hoặc Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động hết hiệu lực; c) Sử dụng lao động thuê lại để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động; d) Sử dụng lao động thuê lại để thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ; vì lý do kinh tế hoặc chia; tách; hợp nhất; sáp nhập. |
-
Thừa phát lại tuyển dụng: Làm Thừa phát lại là gì?
Cập nhật 1 ngày trước -
Khi nhà tuyển dụng không đề cập tới mức lương, ứng viên phải làm gì?
Cập nhật 1 ngày trước -
Nhân viên hành chính văn phòng và 05 kỹ năng cần có khi làm việc
Cập nhật 6 ngày trước -
Cách giúp sinh viên “sống sót” qua cuối tháng chỉ với 100.000đ mà không cần đi vay
Cập nhật 1 ngày trước -
Sinh viên và chuyện nên hay không nên đi làm thêm?
Cập nhật 1 ngày trước -
Bộ hồ sơ xin việc làm đầy đủ năm 2023
Cập nhật 3 ngày trước -
Mức phí thành viên liên đoàn Luật sư năm 2023.
Cập nhật 3 ngày trước
-
Đề xuất nâng cấp tổ chức kỳ thi quốc gia để cấp Chứng chỉ hành nghề Luật sư
Cập nhật 1 ngày trước -
Không cứu người bị tai nạn giao thông phải đối mặt với mức phạt nào?
Cập nhật 2 ngày trước -
Doanh nghiệp, tổ chức đăng tin sai sự thật trên mạng xã hội sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Cập nhật 2 ngày trước -
Tiền công đức là gì? Quản lý tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội thực hiện như thế nào theo quy định mới nhất?
Cập nhật 3 ngày trước -
Hành vi xâm hại sức khỏe người thân trong gia đình được quy định ra sao? Hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Cập nhật 4 ngày trước -
Tuyển sinh đại học 2023 có điểm gì mới?
Cập nhật 4 ngày trước