Giúp bạn phân biệt: Luật, Bộ luật, Đạo luật

(có 3 đánh giá)

Chắc hẳn nhiều bạn sinh viên  Luật vẫn còn đang rất hoang mang về các khái niệm kiến thức pháp luật. Đã học Luật thì phải nằm lòng những khái niệm và sự khác nhau cơ bản của: Luật – Bộ Luật – Đạo luật. Bài viết dưới đây sẽ khai sáng bạn và giúp bạn tự tin hơn trên con đường học tập của mình. Thật ra không có văn bản hay sách nào quy định cụ thể về các khái niệm, thuật ngữ dùng trong khoa học pháp lý. Chúng ta phân biệt thế nào là Luật, Bộ luật, Đạo luật phần lớn dựa vào phạm vi và đối tượng điều chỉnh.

LUẬT

Luật là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành để quy định các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền và nghĩa vụ của công dân.

Luật cho phép hoặc cấm đoán những hành vi liên quan đến các mối quan hệ giữa các cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tổ chức, giữa các tổ chức với nhau, cũng như việc trừng phạt những cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc làm trái các quy định mà luật đặt ra (gọi là quyền và nghĩa vụ), chế tài kèm theo.

Ví dụ: Luật Hôn nhân gia đình, Luật đất đai, Luật môi trường,…

BỘ LUẬT

Bộ luật cũng là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội thông qua có giá trị pháp lý cao, có mức độ hệ thống pháp lý cao nhất (chỉ sau Hiến pháp).

Bộ Luật có phạm vi điều chỉnh bao quát và rộng hơn so với 1 luật nào đó. Nội dung bao hàm và liên quan nhiều lĩnh vực trong xã hội. Được dẫn chiếu và điều chỉnh các vấn đề mà nội dung của nó không được quy định ở những luật (chuyên ngành) khác. Điều chỉnh các dẫn chiếu điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia kí kết

Ví dụ: Bộ luật dân sự, Bộ luật lao động, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự,…

ĐẠO LUẬT

Đạo luật là 1 văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ trong một lĩnh vực nhất định mà người làm luật cho rằng nó chưa điều chỉnh được triệt để mọi vấn đề trong lĩnh vực đó, cần các văn bản hướng dẫn và/hoặc bổ sung khác linh hoạt theo thực tiễn pháp lý ở các nước theo thông luật (common law hay case law) thì sự định hướng, bổ sung trong tư pháp và hành pháp dựa trên các án lệ trước (precedent cases, gọi tắt là cases).

Theo nhiều ý kiến cho rằng: hệ thống pháp luật hiện nay của Việt Nam thì đạo luật và luật có ý nghĩa tương tự như nhau chẳng qua là do cách dùng từ.

(có 3 đánh giá)
Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
8.338