Hãy “ứng tuyển”, đừng “xin việc”

(có 1 đánh giá)

Xin việc – Đó là khái niệm đã in sâu trong tâm trí của nhiều thế hệ trước, thậm chí tới thời điểm hiện tại năm 2020, các bạn trẻ vẫn còn dùng khái niệm “xin việc” cho chính bản thân mình.

Khái niệm “xin việc” hình thành từ cụ thể ngày nào, tháng nào, năm nào không ai có thể có đáp án chính xác. Nó hình thành khi nền kinh tế thị trường chưa phát triển, khi mà các nhà máy, xí nghiệp ở Việt Nam số lượng không nhiều, chỉ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh. Khi mà các nhà máy, xí nghiệp là những nơi làm việc mơ ước của nhiều người lao động vì ở đó họ có những công việc đều đặn, và quan trọng hơn là có mức lương ổn định hang tháng. Đó là điều đáng mơ ước so với những công việc tự phát hằng ngày họ phải làm như buôn bán, trộng trọt hay chăn nuôi…

Ở thời kì kinh tế khó khăn đó, nhu cầu về sử dụng lao động không nhiều. Chính vì vậy, phải có “dù to” lắm mới “xin” được việc ở các nhà máy, xí nghiệp. Người lao động đến với các nhà máy, xí nghiệp với tâm thế của một người đi “xin” và các đơn vị sử dụng lao động với tâm thế là người “cho”, bởi nguồn cung lao động thì quá nhiều, trong khi nguồn cầu thì lại quá ít.

Nền kinh tế đã dần loại bỏ khái niệm “xin-cho” việc làm

Tuy nhiên, dưới sự phát triển của thời đại. Việt Nam ta đã có một nền kinh tế thị trường, nền kinh tế ngày càng phát triển. Chính vì vậy, nguồn cầu lao động đã phát triển mạnh mẽ. Lao động cũng là một loại thị trường trong nền kinh tế đó. Dưới sự phát triển kinh tế như vậy, cho phép người lao động có nhiều lựa chọn trong công việc. Thay vì chỉ có thể “xin” vào một vài nhà máy, xí nghiệp nào đó trong tỉnh. Người lao động bây giờ đã có nhiều lựa chọn hơn với những khu công nghiệp, vùng công nghiệp với hàng nhìn doanh nghiệp với nhu cầu tuyển dụng liên tục. Điêu đó cho phép, người lao động “đi tìm việc” chứ không phải “đi xin việc” như trước đây. Và điêu đó cũng giúp cho sự cân bằng trên thị trường lao động cũng dịch chuyển về điểm cân bằng tối ưu nhất. Mối quan hệ của những người lao động đã dần bình đẳng hơn khi đặt lên tương quan với người sử dụng lao động. Dù biết sự cân bằng tuyệt đối là không thể xảy ra nhưng khi sự cân bằng dịch chuyển về điểm tiệm cận tối ưu thì đó là biểu hiện cho việc quyền lợi của người lao động ngày càng được cải thiện.

Tương tự với những công việc lao động gián tiếp, những người không trực tiếp tạo ra sản phẩm như những kế toán, nhân viên kinh doanh, hành chính nhân sự, pháp chế… cũng dần chuyển mình trở nên cân bằng hơn. Chính vì vậy, khái niệm “xin-cho” công việc đã dần bị quên lãng.

Người sử dụng lao động không “cho” bạn cái gì cả

Mối quan hệ lao động là mối quan hệ bình đẳng dưới góc nhìn pháp luật. Dưới góc nhìn thương mại, đó là một hoạt động mua bán. Ở đó, người lao động bán sức lao động, bán trí tuệ và chất xám. Ngược lại, người sử dụng lao động chính là người mua sức lao động, trí tuệ và chất xám đó.

Trên là một giao dịch dân sự, mối quan hệ song phương và bình đẳng. Không hề tồn tại khái niệm “cho”. Người sử dụng lao động không hề cho không bạn điều gì cả.

Người sử dụng lao động cũng không thích những người đi “xin”

Dưới góc nhìn của nhà tuyển dụng, họ luôn mong muốn tuyển được người tài, người làm tốt và người phụ hợp. Một trong những yếu tố quan trọng của ứng viên mà họ quan tâm là sự tự tin. Và đương nhiên sẽ không đánh giá cao những ứng viên thiếu tự tin và đến “xin” việc. Khi xác định tâm thế của một người đi “xin”, ứng viên vô tình sẽ tự đánh tụt mức đô tự tin của mình xuống. Bản chất từ “xin” cũng lột tả hành vi mang tính tiêu cực. Hành vi tiêu cực sẽ hình thành nên một nguồn năng lượng tiêu cực, và đây là điều mà các nhà tuyển dụng không hề mong muốn.

Chính  vì vậy, ứng viên à! Thay vì “xin việc” thì các bạn hãy đi “tìm việc”. Thay vì “đơn xin việc” thì hãy ghi đó là “đơn ứng tuyển”. Mạnh dạn và tự tin lên nhé!

(có 1 đánh giá)
Trương Nguyễn Thạch
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.897