Học Luật cần giỏi môn gì?
(có 5 đánh giá)
Thật ra sẽ không có câu trả lời nào chính xác cho dạng câu hỏi trên vì đã học luật thì môn học nào cũng quan trọng và đòi hỏi bạn phải giỏi đều tất cả các môn tuy nhiên, có một số môn học “xương sống” mà nó là tiền đề để bổ trợ kiến thức cho các môn chuyên ngành khác đòi hỏi sinh viên luật cần phải nắm vững khi học.

1. Lý luận nhà nước và pháp luật
- Đây là môn học cơ sở, nền tảng cho việc học tập các môn pháp luật sau này. Môn học này tương đối khó, kiến thức lại rộng. Hầu hết sinh viên sẽ được học vào năm đầu của đại học điều này làm một số bạn sinh viên choáng ngợp vì kiến thức mang tính chuyên ngành cao khó nắm bắt đi kèm thực tiễn.
- Tuy nhiên việc học tốt môn này là rất quan trọng và cần thiết vì thiếu kiến thức môn này giống như là “nhà không nóc” và đến năm 02, năm 03 đại học bạn sẽ hiểu được sự khó khăn khi học các môn học khác mà không có sự bổ trợ kiến thức từ môn Lý luận nhà nước và pháp luật.
2. Luật hiến pháp
- Luật Hiến pháp được xem là luật cơ bản là đạo luật cao nhất của nước ta vì vậy mới có câu “Sống và làm việc theo Hiến pháp”. Hiến pháp giải quyết các vấn đề căn bản về tổ chức của bất cứ quốc gia nào. Luật Hiến pháp được đưa vào chương trình học năm đầu đại học vì nó là cơ sở để liên kết các ngành luật khác.
- Những nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp là những nguyên tắc “bất di bất dịch”, nguyên tắc xương sống của toàn bộ hệ thống pháp luật.
- Vậy nên sinh viên muốn hiểu và học các môn học khác một cách dễ dàng thì việc Học Luật hiến pháp là một điều bắt buộc và cần thiết.
Xem thêm: Hiến pháp năm 2013
3. Luật Dân sự
- Ngành luật Dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống luật của Việt Nam, có đối tượng điều chỉnh rất rộng từ các mối quan hệ xã hội hợp đồng, gia đình, kinh doanh, ngoài hợp đồng… Điều này đi cùng với thực tế rằng ngoài Bộ luật dân sự, sinh viên còn phải nghiên cứu hàng tá các loại văn bản dưới luật khác nhau khi học môn này.
- Vì phạm vi điều chỉnh rộng nên hầu hết các ngành luật khác sẽ đều có liên quan ít nhiều đến Luật Dân sự. Vậy nên nếu thiếu kiến thức môn học này bạn sẽ rất khó khăn để học được tốt các môn học liên quan như: Luật Thương mại, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Sở hữu trí tuệ…
Xem thêm: Bộ luật dân sự 2015
4. Luật Hành chính
- Luật hành chính giữ vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện hoạt động chấp hành - điều hành của Nhà nước. ... Luật Hành chính quy định những hành vi nào là vi phạm hành chính, biện pháp xử lý, thủ tục xử lý những tổ chức và cá nhân thực hiện vi phạm hành chính. Có thể nói đây là môn học được đánh giá là tương đối khó đối với sinh viên, vì tất cả kiến thức của môn học này đều có ý nghĩa rất to lớn trong thực tiễn của bất kì ngành học nào chứ không chỉ riêng gì ngành luật.
- Ngoài ra Luật Hành chính chính là một môn học có những kiến thức cơ bản nhất và là các kiến thức cốt lõi để giúp các bạn sinh viên có thể học tốt rất nhiều môn luật khác nhau như: Luật Môi trường, Luật Lao động, Luật Thương mại…
5. Logic học
- Logic học không phải là một bộ môn chuyên ngành luật tuy nhiên người học luật đòi hỏi phải có tư duy nhạy bén liên kết các mối quan hệ xã hội với quan hệ pháp luật xử lý vụ việc và logic học chính là môn trang bị cho chúng ta các phương pháp nghiên cứu khoa học cũng như cách suy nghĩ nhìn nhận vấn đề lý luận chặt chẽ bổ trợ cho các môn học chuyên ngành.
Việc nắm vững chắc kiến thức 05 môn học nêu trên sẽ giúp bạn học tốt các môn Luật chuyên ngành khác phục vụ cho hoạt động làm nghề sau này của bản thân.
(có 5 đánh giá)
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
-
Các lợi ích đối với sinh viên Luật khi tham gia cuộc thi Moot
Cập nhật 29 ngày trước -
Học ngành luật có tương lai không?
Cập nhật 6 tháng trước -
Học thạc sĩ luật ở đâu? Chi phí học thạc sĩ năm 2022
Cập nhật 6 tháng trước -
Có nên học luật không?
Cập nhật 5 tháng trước -
Ngành Luật là gì? Khó khăn khi học luật và cơ hội nghề nghiệp
Cập nhật 6 tháng trước -
Sinh viên đi thuê trọ: Cần lưu ý những điều này!
Cập nhật 7 tháng trước
Bài viết nổi bật
Xem nhiều nhất
-
Nhân viên kiểm soát nội bộ là gì?
Cập nhật 3 ngày trước -
Đâu là điểm mạnh của sinh viên ngành Luật?
Cập nhật 5 ngày trước -
Phân biệt Văn phòng luật sư và Công ty luật
Cập nhật 5 ngày trước -
Trong sơ yếu lý lịch cá nhân chữ ký có cần chứng thực không và có bắt buộc chứng thực chữ ký ở nơi có hộ khẩu không?
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ công chức viên chức hợp nhất 2023 là mẫu nào? Lưu ý gì khi viết sơ yếu lý lịch?
Cập nhật 5 ngày trước -
Sử dụng công trình chưa qua nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy bị xử phạt ra sao theo quy định?
Cập nhật 7 ngày trước -
Có thể chứng thực sơ yếu lý lịch tại nơi tạm trú không hay phải về nơi thường trú để chứng thực?
Cập nhật 4 ngày trước
Bài viết mới
-
Có bao nhiêu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý theo quy định mới nhất?
Cập nhật 2 giờ trước -
Để trở thành trợ giúp viên pháp lý cá nhân cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào theo quy định hiện nay?
Cập nhật 9 giờ trước -
Sơ yếu lý lịch của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có bắt buộc xác nhận tại Ủy ban nhân dân nơi thường trú không?
Cập nhật 10 giờ trước -
Bảng lương viên chức trợ giúp viên pháp lý năm 2023 được quy định như thế nào? Xếp lương đối với viên chức trợ giúp viên pháp lý cần đảm bảo nguyên tắc gì?
Cập nhật 1 ngày trước -
Hoạt động kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Nhà nước và 07 điều cần biết
Cập nhật 1 ngày trước -
Văn phòng công chứng có được chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch không? Thủ tục chứng thực chữ ký thực hiện như thế nào?
Cập nhật 1 ngày trước