Học Luật có gì mà khó!!!
Ảnh minh họa - Nguồn: INTERNET
Luật không chỉ nằm trong những văn bản, không phải là câu chữ giáo điều, càng không phải là những điều đao to búa lớn. Luật... chỉ đơn giản... là những câu chuyện hết sức gần gũi xung quanh chúng ta... là những việc hàng ngày, hàng giờ chúng ta gặp phải: khi chúng ta tham gia giao thông, khi chúng ta chợ búa, shopping, khi chúng ta đi làm, đi học, hay ngay cả khi chúng ta về với gia đình nhỏ thân yêu... Luật lẩn khuất, len lỏi vào trong từng ngóc ngách của đời sống, hòa chung vào từng nhịp đập, hơi thở của cuộc đời mỗi con người. Để rồi, bất giác khi chúng ta đọc đến 1 điều luật, thì chợt nhận ra, cảm thán mà thốt lên: “À, hóa ra, Luật cũng chẳng có gì là xa vời!”
Là người dạy Luật, chúng tôi sẽ không cố công để giới thiệu hay bắt các bạn phải nắm được hết các quy định pháp luật (Điều này không phải là dạy và học mà giống như tuyên truyền, phổ biến pháp luật thì đúng hơn.
Việc này sẽ chỉ khiến cho chúng ta cảm thấy bế tắc khi số lượng văn bản Luật ra đời ngày càng nhiều cũng như thay đổi ngày càng nhanh. Mách nhỏ với các bạn nhé, điều chúng tôi luôn muốn sinh viên học Luật phải làm, đó là tự trả lời được câu hỏi: “Ơ, vì sao Luật nó lại quy định như vậy nhỉ?” Hãy tự khám phá ra điều lý thú khi đọc từng câu chữ Luật nhé.
Mọi thứ ra đời đều có nguyên do của nó, Luật cũng vậy Luật nảy sinh từ đời sống xã hội, vậy hãy đem đời sống xã hội để giải thích Luật nhé.
Đôi khi, Luật là... cả 1 câu chuyện lịch sử dài kỳ; đôi khi, Luật là... những công trình nghiên cứu khoa học đồ sộ; đôi khi, Luật là... những điều gần gũi được cả xã hội chấp nhận; và cũng đôi khi, Luật là... những điều được nhà cầm quyền “thiết lập nên chỉ để thỏa mãn nhu cầu của bản thân họ”.
Đừng ngại đặt những câu hỏi “chẳng giống ai” (dù đó là theo suy nghĩ của số đông), và cũng đừng ngại khi đưa ra những câu trả lời “chẳng giống ai” cho những câu hỏi “chẳng giống ai” đó.
Sẽ không có cách giải thích duy nhất và chính xác nhất, bởi đơn giản, chúng ta không phải là những “người làm luật đó”, đôi khi để “đẻ” ra 1 điều luật thì có “cả rổ” lý do.
Tuy nhiên, hãy cố gắng tìm cách giải thích mà bạn cho rằng là hợp lý nhất... để... hiểu điều luật đó, để nắm được ý tưởng, chính sách của nhà cầm quyền... Và cuối cùng, là... để “yêu” hay “ghét” ... để “trân trọng” hay “phản đối” điều luật đó.
Chúc các bạn luôn vui khi cùng chúng tôi khám phá những môn học Luật tại HVNH
-
Tra cứu xử phạt giao thông bằng giọng nói
Cập nhật 1 năm trước -
Tổng hợp tình hình mới nhất về dịch Covid-19
Cập nhật 8 tháng trước -
Từ năm 2020 sẽ có 05 thay đổi quan trọng về bảo hiểm xã hội
Cập nhật 1 năm trước -
Dân được quyền kiện hành chính đến cấp nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Điểm chuẩn đánh giá năng lực vào đại học sẽ tăng cao
Cập nhật 1 năm trước -
Học và làm gì ở nhóm ngành Luật?
Cập nhật 2 tháng trước
-
Tổng hợp điểm chuẩn ngành Luật của các trường Đại học trên khắp cả nước trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020
Cập nhật 2 ngày trước -
Tổng hợp học phí ngành Luật tại các trường đào tạo trên khắp cả nước năm học 2020 - 2021
Cập nhật 2 ngày trước -
Vì sao cần tuyển Thư ký dự án?
Cập nhật 7 ngày trước -
Trưởng phòng Hành chính nhân sự là gì?
Cập nhật 2 ngày trước -
Tuyển dụng Nhân viên bán hàng lưu ý những gì?
Cập nhật 23 giờ trước -
Phương án tuyển sinh ngành Luật của các trường ĐH trên cả nước năm 2021
Cập nhật 1 ngày trước -
Chuyên viên pháp lý chứng từ là gì?
Cập nhật 5 ngày trước
-
Nam hành khách bay cùng nữ công nhân Hải Dương cũng có kết quả dương tính với COVID-19
Cập nhật 3 giờ trước -
Hai người Hải Dương và Quảng Ninh lây nhiễm nCoV cộng đồng
Cập nhật 4 giờ trước -
Đại tướng Tô Lâm: 'Đất nước đứng trước 3 thách thức lớn'
Cập nhật 4 giờ trước -
Nhân viên tư vấn bán hàng là gì và bảng mô tả công việc chi tiết
Cập nhật 4 giờ trước -
Chức năng nhiệm vụ của Trưởng phòng Dịch vụ khách hàng trong doanh nghiệp
Cập nhật 4 giờ trước -
Kỷ luật, đề nghị kỷ luật hơn 1.300 tổ chức đảng, gần 70.000 đảng viên
Cập nhật 6 giờ trước