[Kỳ 1] Nghề Luật - Học và trở thành một Luật Sư
Luật sư là một nghề rất được trọng vọng ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam
Ở giai đoạn hiện nay của đất nước, khi mà các tranh chấp đang xảy ra liên tục giữa các doanh nghiệp và cá nhân thì Luật sư lại trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Đặc biệt là khi nhìn vào điểm đầu vào chuyên ngành Luật ở các trường Đại Học lớn, chúng ta có thể thấy nghề Luật đang được quan tâm và chú trọng hơn bao giờ hết.
Học và trở thành một Luật sư thì cần những gì ?
Luật sư - nghe thì có vẻ cao quý và được trọng vọng thật đấy, nhưng bạn có biết để trở thành một Luật sư thì bạn cần phải trau dồi những điều gì chưa, và cả những khó khăn ? Nếu chưa biết, hãy cùng chúng tôi tham khảo qua "hành trình" từ một học sinh lớp 12 đến khi trở thành một Luật sư nhé !
Luật sư - Người không thể thiếu trong các phiên toà
- Bước 1 : Bạn cần thi đỗ Đại Học chuyên ngành Luật.
Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều trường có dạy ngành Luật. Mức đào tạo thường rơi vào khoảng 4 năm học.
Như ở kỳ 1 chúng tôi đã nói, ở Việt Nam về đào tạo ngành Luật thì có rất nhiều trường. Nổi bật nhất vẫn là 2 cơ sở đào tạo hàng đầu Việt Nam như ĐH Luật Hà Nội (Bộ Tư Pháp) và ĐH Luật TP.HCM (Bộ Giáo dục và Đào tạo). Ngoài ra, còn rất nhiều khoa luật của các trường Đại Học khác như Khoa Luật ĐH Quốc Gia Hà Nội, ĐH Kinh Tế - Luật TP.HCM, ĐH Mở TP.HCM,...
Mức điểm ở các trường đào tạo chuyên ngành Luật thường dao động từ 17 - 28 điểm. Đối với các bạn sinh viên có sức học khá, giỏi thì đây vốn là một mức điểm có thể "chấp nhận được" vì không quá thử thách, cũng không quá dễ dàng.
Ảnh: Trường ĐH Luật TP.HCM
- Bước 2 : Trở thành cử nhân chuyên ngành Luật.
Thông thường chúng ta sẽ mất bốn năm để tốt nghiệp chuyên ngành Luật và có tấm bằng cử nhân. Đối với nghề Luật Sư, bạn đặc biệt phải tự rèn luyện nhiều tố chất như khả năng làm việc độc lập, khả năng suy luận, phân tích và cả cách nhìn nhận vấn đề theo nhiều hướng. Đồng thời, bạn phải tự chứng minh điều đó qua thành tích học tập của chính bản thân mình. Những Luật Sư giỏi thường tốt nghiệp với tấm bằng đạt loại giỏi, hoặc khá và đều sở hữu mức GPA cao, cũng như các kỹ năng làm việc thuần thục mà họ có được từ khi còn đang theo học.
- Bước 3 : Có bằng tốt nghiệp chương trình đào tạo Luật sư.
Ở Việt Nam, các cử nhân sau khi tốt nghiệp có thể lựa chọn Học Viện Tư Pháp để làm nơi đăng ký học. (quy định hiện hành được học trong 12 tháng so với trước đây là 18 tháng), nhưng bù lại thì thời gian tập sự đã được nâng lên là một 12 tháng. Sau khi hoàn thành, bạn sẽ được cấp bằng tốt nghiệp lớp đào tạo Luật Sư.
- Bước 4 : Trải qua kỳ tập sự Luật Sư tại một tổ chức hành nghề Luật Sư
Sau khi trải qua lớp đào tạo thì các bạn sẽ được cấp chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ luật sư tại học viện tư pháp. Lúc này các bạn có thể làm hồ sơ tập sự tại các công ty luật hoặc văn phòng luật sư. Thời gian tập sự như đã đề cập ở trên là 1 năm. Việc tập sự cũng sẽ có lương như đi làm tùy vào thỏa thuận của mỗi người với văn phòng. Thực tế có nhiều văn phòng thu phí nhưng cũng có nhiều văn phòng không thu phí tập sự luật sư.
Khi tập sự xong thì bước quan trọng là kiểm tra kết thúc tập sự. Đây là bước quan trọng nhất khi bạn muốn trở thành luật sư vì việc thành bại đều diễn ra vào giai đoạn này. Các bạn sẽ trải qua kỳ thi kiểm tra tập sự của Bộ Tư Pháp , nếu qua được kỳ thi này sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. Đến đây thì con đường trở thành luật sư đã gần như hoàn thành.
- Bước 5 : Đạt điểm tại kỳ kiểm tra sau khi kết thúc tập sự hành nghề Luật Sư
Sau khi hoàn thành thời gian tập sự tại một văn phòng Luật bất kỳ, người tập sự sẽ được tham gia kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư. và nếu đạt điểm thì sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư. Nếu họ không đạt điểm theo quy định thì sẽ được gia hạn tập sự và tham gia kỳ kiểm tra lại.
Và nếu kỳ kiểm tra lại vẫn chưa đạt điểm qua thì người tập sự hành nghề Luật sư phải đăng ký tập sự lại từ đầu (12 tháng)
- Bước 6 : Cấp chứng chỉ và gia nhập đoàn Luật sư, cấp thẻ hành nghề Luật sư.
Nếu đạt kết quả trong kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư thì cá nhân làm hồ sơ theo quy định để xin cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư do Bộ tư pháp cấp và thẻ hành nghề Luật sư do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp. Đây là bước cuối cùng và khi hoàn thành thì bạn đã trở thành một Luật sư thực thụ. Khi vào một đoàn luật sư, luật sư mới sẽ phải đóng quỹ đoàn và phí luật sư trong năm đầu tiên. Có đoàn luật sư thì chi phí ít, có đoàn thì chi phí nhiều, cụ thể như đoàn luật sư Hà Nội có mức tổng chi phí khi tham gia đoàn luật sư vào khoảng 15.000.000 VNĐ (đã bao gồm phí luật sư năm đầu tiên 2.400.000 VNĐ/năm)
Ảnh : Tấm thẻ Luật sư nhìn trông rất bình thường, nhưng chứa đựng trong nó là cả một quá trình.
Tổng kết :
Nếu muốn theo đuổi con đường trở thành một Luật sư thì sau khi kết thúc quá trình học tập ở Đại Học và có được tấm bằng Cử Nhân, các bạn sẽ phải mất thêm 2 năm và khoảng 30.000.000 VNĐ để trở thành một luật sư theo đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời bạn sẽ phải trau dồi liên tục các kỹ năng để có đủ sức đối đầu với các vụ việc phức tạp. Muốn thành công thì bạn phải có nhiều tình yêu với nghề, cũng như phải biết kiên trì và rèn luyện cho mình một "tinh thần thép" để có thể hoàn thành mục tiêu đã đặt ra trước đó. Vì trong nghề Luật vốn phải đối diện với nhiều "chông gai" cũng như "cạm bẫy" đã được giăng ra sẵn, nếu không có cho mình các kỹ năng nhận diện chính xác và đầy đủ, rất có thể bạn sẽ trở thành một "nạn nhân" tiếp theo.
Trở thành một luật sư - bạn sẽ sẵn sàng cho ước mơ này chứ ?
Xem thêm:
- [Kỳ 2] Nghề Luật - Học và trở thành một Chuyên viên pháp chế
- [Kỳ 3] Nghề Luật - Học và trở thành một Quản tài viên
- [Kỳ 4] Nghề Luật - Học và trở thành một công chứng viên
- [Kỳ 5] Nghề Luật: Học và trở thành một đấu giá viên
- [Kỳ 6] Nghề Luật - Học và trở thành một Kiểm Sát Viên
- [Kỳ 7] Nghề Luật - Học và trở thành một Thư ký Toà án
Tags:
Luật sư-
'Sức mạnh của Đoàn Luật sư trước tiên phải bắt đầu từ sức mạnh đoàn kết'
Cập nhật 5 ngày trước -
Lừa đảo ‘chạy án’: Vì sao nhiều người vẫn nhẹ dạ cả tin đến mức bị lừa?
Cập nhật 12 ngày trước -
Đào tạo Luật sư ở Cộng hòa Liên bang Đức
Cập nhật 16 ngày trước -
Những công việc lương 80-100 triệu/ tháng vẫn khát nhân sự ở Việt Nam
Cập nhật 29 ngày trước -
Thông báo mời tham dự khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ Luật sư
Cập nhật 1 tháng trước -
Nữ luật sư “thuyết khách” hiệu quả cao hơn so với nam luật sư
Cập nhật 1 tháng trước
-
Tra cứu xử phạt giao thông bằng giọng nói
Cập nhật 1 năm trước -
Tổng hợp tình hình mới nhất về dịch Covid-19
Cập nhật 11 tháng trước -
Từ năm 2020 sẽ có 05 thay đổi quan trọng về bảo hiểm xã hội
Cập nhật 1 năm trước -
Dân được quyền kiện hành chính đến cấp nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Điểm chuẩn đánh giá năng lực vào đại học sẽ tăng cao
Cập nhật 1 năm trước -
Học và làm gì ở nhóm ngành Luật?
Cập nhật 5 tháng trước
-
05 Lý do ngớ ngẩn khiến bạn bị loại ngay từ vòng lọc CV
Cập nhật 5 ngày trước -
Cách trả lời dạng câu hỏi: “Có 5 quả cam làm thế nào để chia đều cho 6 người”
Cập nhật 4 ngày trước -
Những cụm từ cần được thay thế để CV “xịn – mịn” hơn
Cập nhật 5 ngày trước -
Những điều bạn chưa biết về Luật Hành chính
Cập nhật 4 ngày trước -
Muốn sống “khỏe” ở chốn công sở đừng phạm 04 sai lầm sau
Cập nhật 3 ngày trước -
Làm trong ngành Luật có được phép xăm hình hay không?
Cập nhật 4 ngày trước -
Chiến thuật deal lương khi thất nghiệp quá lâu
Cập nhật 3 ngày trước
-
Điều thật sự cần ở mỗi công việc, làm thế nào để công việc trở nên nhẹ nhàng hơn
Cập nhật 16 giờ trước -
Chánh văn phòng Bộ Công an Tô Ân Xô được thăng hàm Trung tướng
Cập nhật 21 giờ trước -
Mỹ đưa Việt Nam khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ
Cập nhật 21 giờ trước -
Nhân viên sẽ không nhảy việc nếu đủ hạnh phúc
Cập nhật 21 giờ trước -
“Thuốc thần” giúp tăng cơ hội việc làm cho sinh viên trường luật
Cập nhật 1 ngày trước -
Tọa đàm về kỹ năng viết bản án dân sự
Cập nhật 1 ngày trước