Hội tụ đủ 05 dấu hiệu dưới đây bạn nên nhảy việc ngay lập tức
Công việc đầu tiên không phải là công việc duy nhất vì vậy vấn đề nhảy việc không còn quá xa lạ đối với dân văn phòng. Dù bạn bao nhiêu tuổi, đã đạt được những thành tựu gì thì nếu thấy xuất hiện 05 dấu hiệu dưới đây bạn nên suy nghĩ về công việc hiện tại và lên kế hoạch nhảy việc cho bản thân mình.
Công việc chỉ dậm chân tại chỗ không có sự thăng tiến hay phát triển nào
Một công việc mà dù làm 5 năm, 10 năm, 20 năm thì vẫn chỉ ở vị trí đó không phát triển, không thay đổi, không có sự sáng tạo sẽ làm lụi tàn đi những khả năng vốn có của bản thân. Hạnh phúc khi làm việc là có động lực thăng tiến, liên tục học hỏi những điều mới, được sự công nhận và cảm thấy mình đang tiến bộ hơn mỗi ngày. Nếu công việc bạn đang làm không thể phát triển lên được thì lời khuyên là bạn nên nhảy việc.
Trì trệ trong công việc, năng suất làm việc kém
Đối với doanh nghiệp thì việc có một cá nhân không toàn tâm toàn ý với công việc xuất hiện trong công ty là một điều không nên xảy ra. Bản thân bạn sẽ cảm nhận rõ sự trì trệ của mình, bạn làm việc nhưng không đặt tâm huyết, không thiết tha kết quả thì không sớm thì muộn đồng nghiệp, cấp trên sẽ nhìn ra được sự bất thường trong cách làm việc. Thay vì bị đuổi, bị hạ thấp giá trị con người thì bạn nên cho mình một con đường lui để tìm lại cảm hứng làm việc, tìm được giá trị sống.
Nếu bạn muốn làm việc tràn đầy năng lượng và vui vẻ hơn, tốt hơn hết, bạn nên thử thay đổi môi trường và tính chất công việc để tìm ra một khía cạnh có thể kích thích sự nhiệt tình của bạn. Bằng cách này, khả năng làm việc của bạn mới có thể được phát huy tối đa.
Không được đồng nghiệp, cấp trên công nhận – Giá trị bản thân bị hạ thấp
Một nhân viên chỉ có thể tăng năng suất lao động, làm việc hiệu quả nếu nhận được sự công nhận từ đồng nghiệp từ cấp trên.
Đi làm cũng tương tự giống như đi học những người thường xuyên bị đánh giá thấp, năng suất lao động không đạt sẽ thường dễ cạn kiệt nhiệt huyết và gây nhiều tác động tiêu cực. Chưa kể môi trường văn phòng là một xã hội thu nhỏ việc người giỏi người yếu “không cùng đẳng cấp” với nhau dễ dàng xảy ra và gây ra nhiều hành vi tiêu cực. Chẳng hạn như không phục lẫn nhau, bỏ việc, làm việc thiếu trách nhiệm gây tổn thất cho doanh nghiệp công ty.
Vậy nên giải pháp tốt nhất lúc này là tìm một môi trường việc làm mới “trong lành” hơn.
Mức lương không thỏa đáng
Những nguyên nhân tiêu biểu khiến một người quyết định thay đổi môi trường làm việc đó là vấn đề lương thưởng và mối quan hệ giữa đồng nghiệp cấp trên.
Khi làm việc ở một công ty chính sách lương thưởng không minh bạch rõ ràng thì lời khuyên là nên rời khỏi môi trường độc hại này sớm. Với khả năng kinh nghiệm bạn hoàn toàn có thể tìm cho mình một công việc tốt hơn minh bạch hơn. Đừng để vấn đề tài chính là mối bận tâm trong quá trình làm việc của bạn. Chính sách tốt, lương tốt thì mới toàn tâm toàn ý hoàn thành công việc tăng hiệu quả lao động có tương lai tốt đẹp hơn.
Bạn không thích sếp của mình
Có câu nói rằng: Chúng ta gia nhập vì công ty và rời đi vì ông chủ.
Trong một khảo sát về khả năng lãnh đạo, người ta phát hiện ra rằng 75% nhân viên cho thấy phần căng thẳng nhất trong công việc của họ đến từ người lãnh đạo trực tiếp hoặc gián tiếp. Đại đa số nguyên do của những người lựa chọn nhảy việc cũng xuất phát từ sếp của họ.
Do đó, việc xây dựng phong thái lãnh đạo vừa có tâm, vừa có tầm cần phải đặt lên hàng đầu.
Quyết định nhảy việc đều phụ thuộc vào cá nhân bản thân bạn muốn gì và có nhiều yếu tố khác cũng đem tới tác động rất lớn khiến bạn buộc phải đưa ra quyết định nhảy việc, chẳng hạn như: sự mất cân bằng và xung đột giữa công việc với cuộc sống, áp lực kinh tế, áp lực cắt giảm nhân sự và các yếu tố địa lý. Nhưng hầu hết các yếu tố này là do môi trường xung quanh gây ra chứ không phải do yếu tố tâm lý, và rất ít có sự thay đổi chủ quan.
Dù vậy, vẫn phải khẳng định rằng, quyết định “đi hay ở” của bạn có chính xác hay không phải dựa vào kết quả sau cùng và mức độ hài lòng của chúng ta với kết quả đó. Cả hai điều này chỉ có thể xác định sau khi quyết định đã thực sự đưa ra chứ không thể dự đoán trước.
-
Bị sa thải trái pháp luật thì người lao động có thể tố giác đến Cơ quan công an hay không? Trường hợp nào được xem là sa thải trái pháp luật?
Cập nhật 1 năm trước -
Người lao động cần làm gì nếu muốn nhảy việc trước Tết? Nếu người lao động nghỉ việc mà không đúng quy định thì sẽ có hậu quả gì?
Cập nhật 1 năm trước -
Kinh nghiệm “phòng thân” khi nhảy việc
Cập nhật 2 năm trước -
05 Vấn đề pháp lý cần lưu ý khi nhảy việc sau tết
Cập nhật 1 năm trước -
Cách trả lời câu hỏi: Vì sao bạn nhảy việc
Cập nhật 3 năm trước -
Có nên chuyển việc trong bối cảnh dịch bệnh?
Cập nhật 3 năm trước
-
Công đoàn là gì? Người lao động có nên gia nhập công đoàn?
Cập nhật 1 ngày trước -
Cập nhật các bí quyết viết email xin tài trợ mới nhất
Cập nhật 1 ngày trước -
Năm 2024: Tòa án nhân dân TPHCM tuyển dụng 38 công chức?
Cập nhật 1 ngày trước -
Sơ yếu lý lịch là gì? Những lỗi thường hay gặp khi viết sơ yếu lý lịch?
Cập nhật 1 ngày trước -
Tiêu chí để tuyển dụng nhân viên pháp chế? Tầm quan trọng của nhân viên pháp chế trong doanh nghiệp?
Cập nhật 1 ngày trước -
Năm 2024: Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tuyển dụng 10 công chức tại Đà Nẵng?
Cập nhật 1 ngày trước -
Học phí khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2024 là bao nhiêu?
Cập nhật 3 ngày trước
-
Hướng dẫn rút hồ sơ đại học để chuyển trường khác và mẫu đơn rút học bạ
Cập nhật 7 giờ trước -
Năm 2024: Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tuyển dụng 10 công chức tại Đà Nẵng?
Cập nhật 1 ngày trước -
Sinh viên Luật kinh tế thực tập ở đâu?Thực tập sinh có được trả lương không?
Cập nhật 1 ngày trước -
Công đoàn hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bão Yagi không?
Cập nhật 1 ngày trước -
Năm 2024: Tòa án nhân dân TPHCM tuyển dụng 38 công chức?
Cập nhật 1 ngày trước -
Học phí khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2024 là bao nhiêu?
Cập nhật 3 ngày trước