Không cứu người bị tai nạn giao thông phải đối mặt với mức phạt nào?
Cho tôi hỏi cháu tôi có dừng xe bên đường chờ bạn thì có một xe máy khác lao tới va quẹt với cháu tôi, người đụng cháu tôi khi ấy đã ngã ra đường nằm bất tỉnh, cháu tôi có bị xây xát. Do hoảng quá nên cháu tôi đã lấy xe rời khỏi đó, không biết làm như vậy thì có vi phạm pháp luật không? (Kiều Diễm - Hà Nội)
- Không cứu giúp người gặp tai nạn giao thông thì cá nhân sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính là bao nhiêu?
- Việc xử phạt vi phạm đối với cá nhân không cứu giúp người gặp tai nạn giao thông sẽ thuộc thẩm quyền của ai?
- Hành vi không cứu giúp người bị tai nạn giao thông có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Không cứu giúp người gặp tai nạn giao thông thì cá nhân sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm c Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 5 Điều này;
b) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định;
c) Chở người trên buồng lái quá số lượng quy định;
d) Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường bộ giao nhau, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm m, điểm n khoản 3 Điều này;
đ) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 8 Điều này;
e) Xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định hoặc sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định;
g) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn;
...
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 4 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt sử dụng trái quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
...
Theo quy định trên thì người điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu giúp người bị nạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Ngoài ra, người vi phạm còn phải chịu thêm hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Không cứu người bị tai nạn giao thông phải chịu mức phạt nào? (Hình từ internet)
Việc xử phạt vi phạm đối với cá nhân không cứu giúp người gặp tai nạn giao thông sẽ thuộc thẩm quyền của ai?
Căn cứ Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không cứu giúp người gặp tai nạn giao thông như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
2. Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
a) Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11;
b) Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 (trừ điểm a khoản 5), khoản 6 (trừ điểm đ khoản 6), khoản 7, điểm a khoản 8 Điều 12;
...
Như vậy, đối với trường hợp cá nhân có hành vi không cứu giúp người gặp tai nạn giao thông thì thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuộc về Cảnh sát giao thông.
Hành vi không cứu giúp người bị tai nạn giao thông có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Căn cứ Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội không cứu giúp người bị tai nạn giao thông như sau:
Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, trường hợp thấy người bị tai nạn giao thông đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự từ 03 tháng đến 02 năm tù.
Trong trường hợp của cháu chị, có thể được đưa vào trường hợp không cứu giúp người là người gây ra tình trạng nguy hiểm (tai nạn giao thông) mức truy cứu hình sự có thể chịu là từ 01 năm đến 05 năm tù.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tags:
tai nạn giao thông không cứu giúp người bị tai nạn truy cứu trách nhiệm hình sự xử phạt vi phạm hành chính vi phạm hành chính-
Từ vụ diễn viên HA đến chuyện gây tai nạn vì mở cửa xe ô tô phải chịu trách nhiệm gì?
Cập nhật 3 năm trước -
Nam thanh niên hành hung nữ sinh sau khi gây tai nạn giao thông phải đối diện với hình phạt nào?
Cập nhật 3 năm trước -
Trách nhiệm hình sự của người gây ra tai nạn giao thông
Cập nhật 4 năm trước
-
Cập nhật các bí quyết viết email xin tài trợ mới nhất
Cập nhật 6 ngày trước -
Sơ yếu lý lịch là gì? Những lỗi thường hay gặp khi viết sơ yếu lý lịch?
Cập nhật 4 ngày trước -
Điểm mới của bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 15 tháng 02 năm 2024
Cập nhật 6 ngày trước -
Năm 2024: Tòa án nhân dân TPHCM tuyển dụng 38 công chức?
Cập nhật 1 ngày trước -
Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại phải đáp ứng những yêu cầu gì? Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể thực hiện tống đạt hay không?
Cập nhật 5 ngày trước -
Hội Luật gia Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Hội Luật gia Việt Nam có nhiệm vụ tư vấn pháp luật và hòa giải ở cơ sở không?
Cập nhật 5 ngày trước -
Tải về mẫu thông báo kêu gọi quyên góp tự nguyện để khắc phục hậu quả do mưa bão
Cập nhật 2 ngày trước
-
Năm 2024: Tòa án nhân dân TPHCM tuyển dụng 38 công chức?
Cập nhật 1 ngày trước -
Học phí khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2024 là bao nhiêu?
Cập nhật 1 ngày trước -
Tải về mẫu thông báo kêu gọi quyên góp tự nguyện để khắc phục hậu quả do mưa bão
Cập nhật 2 ngày trước -
Tiêu chí để tuyển dụng nhân viên pháp chế? Tầm quan trọng của nhân viên pháp chế trong doanh nghiệp?
Cập nhật 3 ngày trước -
Quy trình tuyển dụng nhân viên hành chính nhân sự? Kỹ năng cần có để được tuyển dụng?
Cập nhật 3 ngày trước -
Sơ yếu lý lịch là gì? Những lỗi thường hay gặp khi viết sơ yếu lý lịch?
Cập nhật 4 ngày trước