Kiểm tra 27 doanh nghiệp liên quan đến vụ Asanzo
Tổng cục Hải quan cho biết, cơ quan này đã ban hành 27 quyết định kiểm tra các doanh nghiệp có liên quan trong vụ việc Công ty Cổ phần Điện tử Asanzo nghi ngờ nhập sản phẩm Trung Quốc nhưng gắn nhãn Việt Nam.
Thông tin này được bà Nguyễn Thu Nhiễu, Phó cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng cục Hải quan) cho biết trong buổi họp báo về công tác đấu tranh chống gian lận xuất xứ hàng hoá của ngành hải quan tổ chức chiều 19/7.
Theo đó, bà Nhiễu cho biết, cơ quan hải quan đã nhận được danh sách 25 doanh nghiệp do báo chí phản ánh và 26 doanh nghiệp do Bộ Công an chuyển sang, là các doanh nghiệp cung cấp đầu vào bán hàng, linh kiện cho Asanzo sản xuất.
Thông qua quá trình xác minh thì có sự trùng lắp giữa 2 danh sách này, nên còn lại 31 doanh nghiệp. Trong số này có 4 doanh nghiệp đã không còn hoạt động và bị khởi tố (Công ty Sa Huỳnh), do đó Cục Kiểm tra sau thông quan đã ban hành 27 quyết định kiểm tra các doanh nghiệp còn lại.
"Trong 27 doanh nghiệp, Cục trực tiếp kiểm tra tại 13 doanh nghiệp, và giao 14 đơn vị cho Cục Hải quan Tp.HCM kiểm tra, tiếp tục làm rõ", bà Nhiễu cho biết.
Cũng theo bà Nhiễu, đến thời điểm này chưa có kết quả cuối cùng, dù một số công ty đã có kết quả sơ bộ. Còn 56 doanh nghiệp đầu ra, là đơn vị tiêu thụ hàng cho Asanzo, thì qua xác minh còn 16 doanh nghiệp đang hoạt động, số còn lại đã ngừng hoạt động.
"Quá trình xác minh, kiểm tra các doanh nghiệp này vẫn đang diễn ra, chưa có kết luận cuối cùng", bà Nhiễu nói.
Trong khi đó, ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý, Tổng cục Hải quan cũng cho biết, về vụ việc công ty Asanzo, hiện tại cơ quan Hải quan đã thành lập đoàn kiểm tra sau thông quan doanh nghiệp này và các doanh nghiệp liên quan nhập các linh kiện về bán lại cho Asanzo. Sau khi có kết quả sẽ báo cáo Bộ Tài chính, để trình Thủ tướng.
Ông Tuấn cũng cho rằng, hiện cơ sở xác định doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện nhập khẩu sau đó lắp ráp bán tại thị trường Việt Nam có đáp ứng tiêu chí xuất xứ với hàng Việt Nam hay không là không có.
Đối với trường hợp doanh nghiệp nhập nguyên chiếc bếp từ, nồi cơm điện, bàn là từ Trung Quốc, sau đó ghi nhãn mác "Made in Vietnam", ông Tuấn khẳng định, trường hợp này doanh nghiệp ghi "Made in Vietnam" là hoàn toàn sai.
-
Tổng cục Hải quan: Asanzo là điển hình việc giả mạo xuất xứ
Cập nhật 2 năm trước -
Bộ Công an: Đủ căn cứ xác định vi phạm sẽ khởi tố điều tra Asanzo
Cập nhật 2 năm trước -
Sharp Việt Nam tiếp tục tố cáo Asanzo giả mạo tài liệu, lừa dối người tiêu dùng
Cập nhật 2 năm trước -
Ông Phạm Văn Tam: "Chúng tôi không sai, Asanzo không trốn thuế!"
Cập nhật 2 năm trước -
Tổng cục Hải quan: Asanzo nội địa hoá, lắp ráp tivi bằng cách bắt vít
Cập nhật 2 năm trước -
Bị truy về vi phạm của Asanzo, đại diện VCCI nói gì?
Cập nhật 2 năm trước
-
Tra cứu xử phạt giao thông bằng giọng nói
Cập nhật 2 năm trước -
Cách chứng minh "Tôi là F0 khỏi bệnh"
Cập nhật 9 tháng trước -
Tổng hợp tình hình mới nhất về dịch Covid-19
Cập nhật 2 năm trước -
Từ năm 2020 sẽ có 05 thay đổi quan trọng về bảo hiểm xã hội
Cập nhật 2 năm trước -
Dân được quyền kiện hành chính đến cấp nào?
Cập nhật 3 năm trước -
Điểm chuẩn đánh giá năng lực vào đại học sẽ tăng cao
Cập nhật 3 năm trước
-
Có không người bạn thân trong công sở?
Cập nhật 1 tháng trước -
Vạch trần tội ác dưới đáy vực sâu
Cập nhật 1 tháng trước -
Tăng cường kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật
Cập nhật 1 tháng trước -
Người dân đã có thể rút tiền bằng chính thẻ Căn cước công dân gắn chip
Cập nhật 1 tháng trước -
Hai người cùng được sếp nhờ đi mua thuốc lá, chàng trai răm rắp nghe theo lại bị đuổi việc: Bất ngờ với câu trả lời của nhà lãnh đạo, nghe xong ai cũng giật mình
Cập nhật 1 tháng trước -
Nữ sinh có học lực trung bình nghĩ mức lương 7 - 8 triệu sau khi ra trường là không xứng đáng, dân tình chia phe tranh cãi
Cập nhật 1 tháng trước