Kỹ năng nghề nghiệp cần có của người làm Luật

Trong quá trình tuyển dụng, công ty hay tổ chức nào cũng đặt ra các yêu cầu học vấn và kỹ năng nghề nghiệp nhất định từ đó lựa chọn ứng viên phù hợp. Vậy kỹ năng nghề nghiệp là gì và người làm Luật cần những kỹ năng nào để lọt vào mắt xanh nhà tuyển dụng và theo đuổi nghề?

>> Kỹ năng thuyết trình trong ngành luật, cần lưu ý gì?

  1. Kỹ năng nghề nghiệp là gì?

Kỹ năng nghề nghiệp là những khả năng bạn có thể cung cấp cho nhà tuyển dụng và ứng dụng vào công việc của mình.

Trong giai đoạn ghế ít người nhiều hiện nay thì việc có kỹ năng nghề nghiệp được xem là tấm vé thông hành qua hết được mọi nơi. Nhiều nhà tuyển dụng tiết lộ rằng kỹ năng nghề nghiệp được coi như một yêu cầu bất thành văn của ứng viên ở bất kì vị trí nào.

Đối với những người làm ngành Luật thì bên cạnh kiến thức pháp lý vững vàng kỹ năng nghề nghiệp phải thành thạo thì mới đủ các yếu tố để trở thành nhân viên tốt, cán bộ giỏi.

  1. Kỹ năng giao tiếp và thuyết phục

Nghề Luật là một trong những ngành nghề đòi hỏi giao tiếp rất nhiều từ Luật sư, Thẩm Phán, hay là chuyên viên pháp chế, tư vấn pháp luật. Tính chất của nghề luật là nói rất nhiều nên đòi hỏi kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình mang tính thuyết phục. Trình bày vấn đề khúc chiết gãy gọn, rõ ràng. Người làm luật nói nhiều không có nghĩa là nói lan mang “nói nhăng nói cuội” mà phải nói đúng, nói trúng, nói đủ. Hãy thử tưởng tượng một Luật sư đại diện cho thân chủ, hay một người tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp lời nói ấp a ấp úng, lủng củng, diễn đạt ý nghĩa không rõ ràng thì liệu thân chủ của họ có bao nhiêu phần trăm thắng nghiệp, doanh nghiệp nơi họ liệu có tin tưởng nhân viên của mình?

Để có các kỹ năng này thì chỉ có con đường duy nhất là rèn luyện. Tập nói một mình trước gương, cùng những người bạn tập trung thảo luận về một vấn đề gì đó. Đừng ngại tranh luận vì mỗi lần tranh thuận sẽ hoàn thiện kỹ năng bản thân hơn rất nhiều.

  1. Tư duy phân tích và tổng hợp

Tư duy phân tích tổng hợp chính là việc bạn tiếp nhận những thông tin xoay quanh công việc từ đó phân tính đánh giá tính đúng, sai hợp pháp dựa trên pháp luật Việt Nam rồi xâu chuỗi tất cả chúng thành một hệ thống trình bày một cách khách quan nhất có thể.

Sự tư duy phải luôn dựa trên cơ sở của logic chứ không được để cảm tính xen vào. Kiến thức tổng hợp về con người, sự việc, kỹ năng nghề nghiệp này giúp bạn tìm ra các nguyên nhân gỡ bỏ rắc rối giải quyết công việc hiệu quả nhanh chóng hơn.

  1. Khả năng ngoại ngữ là một kỹ năng nghề nghiệp quan trọng

Cùng với những kỹ năng trên, bạn cũng cần có trình độ ngoại ngữ tốt để có thể làm việc được trong thời đại hội nhập hiện nay. Làm việc trong lĩnh vực ngành luật bạn sẽ có cơ hội hợp tác quốc tế giữa các doanh nghiệp hoặc là khi trở thành Luật sư bạn hoàn toàn có thể tham gia vào những vụ kiện mang tầm quốc tế hay những vụ kiện liên quan đến người nước ngoài ở Việt Nam. Những vụ kiện này sẽ mang lại cho bạn thật nhiều kinh nghiệm và khoản thù lao rất cao. Chớ để rào cản về ngôn ngữ hạn chế khả năng, cơ hội của bạn.

Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
3.145