Kỹ năng soạn thảo văn bản cho sinh viên Luật

(có 1 đánh giá)

Trong môi trường đại học khi theo học ngành nghề nào cũng đều đòi hỏi các bạn sinh viên cần có kỹ năng nhất là đối với ngành Luật khi kiến thức quá rộng và áp dụng thực tiễn cao thì kỹ năng của sinh viên Luật phải vượt trội hơn hẳn mới có thể học tốt và làm tốt. Một trong những kỹ năng quan trọng mà sinh viên cần nắm vững đó là Kỹ năng soạn thảo văn bản. Bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp bạn hoàn thiện kỹ năng này tốt nhất phục vụ cho học tập, công việc.

Tính Logic

Tất cả các văn bản được trình bày soạn thảo đòi hỏi tính logic rất cao, nghĩa là phải trình bày trong một trật tự nhất định. Để đảm bảo tính logic đó người soạn cần hình dung trong đầu những nội dung chính nào cần viết và xây dựng dàn ý. Chẳng hạn, một trật tự mà mọi thư tư vấn đều tuân thủ là:

  • Khẳng định phạm vi tư vấn;
  • Mô tả tóm tắt sự việc và các tài liệu đã kiểm tra;
  • Xác định các vấn đề được yêu cầu tư vấn;
  • Phân tích sự việc, đưa ra giải pháp và lời khuyên;
  • Kết thúc (chào cuối thư).

Tính chính xác

Các văn bản được soạn thảo phải đảm bảo tính chính xác, nhất là văn bản liên quan đến vấn đề pháp luật. Tránh sử dụng những ngôn từ đa nghĩa làm mất đi bản chất, ý nghĩa của người soạn thảo muốn truyền đạt đến người đọc. Cần chú ý trong các vấn đề trích dẫn Luật xem xét tính hiệu lực của các văn bản trích dẫn. Một văn bản soạn thảo dựa pháp luật dùng để tư vấn pháp luật hoặc phục vụ cho mục đích học tập làm việc nếu không rõ ràng sẽ dẫn đến hiểu nhầm và nguy hiểm hơn là gây ra những thiệt hại nghiêm trọng.

Kỹ năng soạn thảo văn bản cho sinh viên Luật

Kỹ năng soạn thảo văn bản cho sinh viên Luật (Hình từ Internet)

Ngôn ngữ thích hợp, lịch sự

Ngôn ngữ sử dụng khi soạn thảo một văn bản phải là ngôn ngữ trang trọng, lịch sự thể hiện tính chuyên nghiệp của người viết.Không sử dụng lối hành văn cầu kỳ xen lẫn văn biểu cảm. Cách sử dụng các từ ngữ chuyên môn về luật đưa vào văn bản pháp luật phải uyển chuyển có chú thích hay giải thích rõ ràng nếu thuật ngữ quá chuyên ngành làm người đọc khó hình dung ra vấn đề người viết cần nói đến. Nhìn chung, tùy thuộc vào từng đối tượng tiếp nhận mà người viết cần phải điều chỉnh văn phong cho phù hợp tùy loại văn bản.

Cách thức trình bày văn bản

Cách thức trình bày văn bản là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện tính chuyên nghiệp của một văn bản, các điều đáng lưu ý khi trình bày một văn bản là:

  • Phông chữ văn bản: Phông chữ tiếng Việt rõ ràng tiêu chuẩn như Time new roman, Arial, cỡ chữ từ khoảng 12-14.
  • Kiểu trình bày: Văn bản hành chính được trình bày theo chiều dài của trang khổ A4.
  • Chú ý căn chỉnh lề trang đối với khổ giấy A4 cho phù hợp.
  • Các đề mục cần phải in đậm gây chú ý để phân biệt được đề mục và nội dung của văn bản.
  • Chú ý lỗi sai, rà soát chính tả khi hoàn thành văn bản.

Soạn thảo văn bản là một trong những điều không thể thiếu của dân luật, nhưng dường như những nội dung này thì không phải ai cũng biết nên dẫn tới tình trạng soạn thảo văn bản không đúng chuẩn. Hi vọng những chia sẻ này có thể giúp các bạn sinh viên có những lưu ý cho quá trình học tập cũng như làm việc sau này của mình.

Việc làm Sinh viên ngành Luật

(có 1 đánh giá)
Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
5.001