Lễ tân là gì? Công việc và yêu cầu để trở thành Lễ tân?
Lễ tân là một trong những người đầu tiên chúng ta gặp khi đi vào các tòa nhà văn phòng, các khu chung cư cao cấp, các khách sạn, nhà hàng… Vậy khái niệm lễ tân thực sự là gì? Công việc của lễ tân ra sao?
1. Lễ tân phụ trách những công việc gì?
Như đã đề cập, Lễ tân là một trong những người đầu tiên gặp khi bước vào một tòa nhà văn phòng, cao ốc, chung cư, khách sạn… chính vì vậy họ thường được xem là gương mặt của công ty. Lễ tân là một nhân viên của Công ty cung cấp dịch vụ quản lý Tòa nhà/Văn phòng.
Những công việc của một Lễ tân thường là:
- Tiếp nhận thông tin khách hàng;
- Quản lý dữ liệu ra – vào tòa nhà;
- Đón, tiếp khách;
- Tiếp nhận các vấn đề từ khách hàng (cư dân, người thuê văn phòng…) các vấn đề về kỹ thuật, tòa nhà. Chuyển giao cho Ban quản lý Tòa nhà sắp xếp nhận sự giải quyết.
- Quản lý thông báo nội bộ.
…
Lễ tân là gì?
2. Yêu cầu của một Lễ tân là gì?
Vì đặc thù công việc phải tiếp xúc với nhiều người, xử lý nhiều vấn đề phát sinh khác nhau nên một nhân viên Lễ tân cần phải có những tố chất sau:
- Yêu cầu đối với một nhân viên lễ tân cần nhiệt tình, thân thiện với khách hàng, giải đáp tận tình, chi tiết cho khách để có thể mang lại dấu ấn trong lòng khách hàng.
- Ngoài ra một nhân viên Lễ tân cần phải có một số tố chất khác như: Ngoại hình ưa nhìn, giọng nói rõ ràng, dễ nghe. Nhanh nhẹn, tháo vác trong công việc.
3. Học gì ra làm Lễ tân?
Hiện nay, trong các trường Đại học, Cao đẳng không có ngành học nào trực tiếp đào tạo ngành nghề “Lễ tân”. Tuy nhiên trong các ngành nghề liên quan tới dịch vụ nhà hang/khách sạn, du lịch, quản lý Tòa nhà có đào tạo những nghiệp vụ liên quan tới những công việc của Lễ tân. Chính vì vậy, khi tốt nghiệp từ những cơ sở đào tạo nghề nghiệp kể trên, ứng viên có khả năng nắm bắt và thực hiện công việc nhanh và trôi chảy hơn.
Tuy nhiên, vì đây là công việc đòi hỏi nhiều ở kỹ năng mềm cho nên không giới hạn ứng viên học ngành gì, đào tạo ở đâu… Chỉ cần ứng viên có tố chất và đáp ứng được những yêu cầu đặc thù của công việc thì đều có cơ hội tiếp xúc với lĩnh vực này.
-
Tra cứu xử phạt giao thông bằng giọng nói
Cập nhật 1 năm trước -
Tổng hợp tình hình mới nhất về dịch Covid-19
Cập nhật 11 tháng trước -
Từ năm 2020 sẽ có 05 thay đổi quan trọng về bảo hiểm xã hội
Cập nhật 1 năm trước -
Dân được quyền kiện hành chính đến cấp nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Điểm chuẩn đánh giá năng lực vào đại học sẽ tăng cao
Cập nhật 1 năm trước -
Học và làm gì ở nhóm ngành Luật?
Cập nhật 5 tháng trước
-
Cách trả lời dạng câu hỏi: “Có 5 quả cam làm thế nào để chia đều cho 6 người”
Cập nhật 5 ngày trước -
05 Lý do ngớ ngẩn khiến bạn bị loại ngay từ vòng lọc CV
Cập nhật 6 ngày trước -
Những cụm từ cần được thay thế để CV “xịn – mịn” hơn
Cập nhật 6 ngày trước -
Những điều bạn chưa biết về Luật Hành chính
Cập nhật 5 ngày trước -
Muốn sống “khỏe” ở chốn công sở đừng phạm 04 sai lầm sau
Cập nhật 4 ngày trước -
Làm trong ngành Luật có được phép xăm hình hay không?
Cập nhật 5 ngày trước -
Chiến thuật deal lương khi thất nghiệp quá lâu
Cập nhật 4 ngày trước
-
Điều thật sự cần ở mỗi công việc, làm thế nào để công việc trở nên nhẹ nhàng hơn
Cập nhật 1 ngày trước -
Chánh văn phòng Bộ Công an Tô Ân Xô được thăng hàm Trung tướng
Cập nhật 1 ngày trước -
Mỹ đưa Việt Nam khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ
Cập nhật 1 ngày trước -
Nhân viên sẽ không nhảy việc nếu đủ hạnh phúc
Cập nhật 1 ngày trước -
“Thuốc thần” giúp tăng cơ hội việc làm cho sinh viên trường luật
Cập nhật 2 ngày trước -
Tọa đàm về kỹ năng viết bản án dân sự
Cập nhật 2 ngày trước