Luật kinh tế - Cơ hội trong thời hội nhập
Luật kinh tế - chìa khóa đa năng
Học Luật kinh tế sinh viên được đào tạo kiến thức về pháp luật, nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý, thực tiễn pháp luật trong đời sống, xã hội, cũng như trong các hoạt động kinh doanh, thương mại... Với sự hội nhập của nền kinh tế như hiện nay thì bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào cũng cần nắm rõ pháp chế để triển khai các hoạt động đúng pháp luật để hành lang pháp lý và chính sách liên quan kinh tế được đảm bảo. Theo TS. LS Allan Van Fleet, công ty tư vấn luật McDermott Will & Emery: “Pháp luật trở thành công cụ bảo hộ ưu việt, góp phần duy trì sự ổn định an toàn và mang đến hiệu quả cao trong quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc nắm bắt và trang bị kiến thức về luật pháp trong và ngoài nước có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự phát triển của bất kì doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nào liên quan đến các hoạt động kinh tế”.
Sinh viên luật năng động, sáng tạo
Ngoài những kiến thức đào tạo bài bản trong nhà trường và hệ thống pháp luật quốc gia, kỹ năng xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thì sinh viên còn được trang bị các kỹ năng cần thiết khác như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải quyết tranh chấp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề... Đặc biệt, sinh viên được “cọ xát” và xử lý tình huống pháp luật thông qua các phương pháp giáo dục như: phiên tòa giả định, tập sự tại các văn phòng luật sư, tập sự tại các tòa án... Để phát triển và rèn luyện kỹ năng cũng như nâng cao chuyên môn và tầm hiểu biết về luật thì trường đại học còn tạo ra các sân chơi bổ ích như cuộc thi “Chúng tôi là sinh viên luật”, “Tìm hiểu bộ luật dân sự 2015”...
Nhu cầu nhân lực lớn, cơ hội việc làm phong phú
Theo thông tin từ Bộ Tư pháp, từ nay đến năm 2020, ước tính chỉ riêng các chức danh tư pháp, thị trường lao động Việt Nam sẽ cần khoảng 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên, 300 thẩm tra viên thi hành án dân sự và thừa phát lại và con số này sẽ còn nhiều chuyển biến tích cực hơn nữa trong sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Sinh viên học ngành luật ra trường đảm nhận nhiều vị trí khác nhau như: Luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên; công chức nhà nước trong các cơ quan nhà nước; pháp chế doanh nghiệp; công chứng viên; giảng viên luật; trợ giúp viên pháp lý; chấp hành viên, thư ký tòa án, quản tài viên, báo cáo viên pháp luật, thư ký luật sư. Ngoài những công việc trên cũng còn rất nhiều công việc cần đến bằng cử nhân luật.
Điều kiện cần và đủ của “người làm luật”
Ngành luật không chỉ đòi hỏi sự am hiểu xã hội, tâm lý con người, tư duy nhạy bén, sắc xảo, khả năng giao tiếp, thuyết phục người khác bằng lý lẽ mà đòi hỏi người làm luật phải có cái nhìn khách quan, tinh thần trung thực, bản lĩnh vững vàng. Và đó cũng chính là nền tảng quan trọng nhất để người làm luật có thể đứng trước mọi sự cám dỗ, đảm bảo lợi ích và sự công bằng cho các bên liên quan.
-
Tra cứu xử phạt giao thông bằng giọng nói
Cập nhật 2 năm trước -
Cách chứng minh "Tôi là F0 khỏi bệnh"
Cập nhật 8 tháng trước -
Tổng hợp tình hình mới nhất về dịch Covid-19
Cập nhật 2 năm trước -
Từ năm 2020 sẽ có 05 thay đổi quan trọng về bảo hiểm xã hội
Cập nhật 2 năm trước -
Dân được quyền kiện hành chính đến cấp nào?
Cập nhật 2 năm trước -
Điểm chuẩn đánh giá năng lực vào đại học sẽ tăng cao
Cập nhật 2 năm trước
-
Có không người bạn thân trong công sở?
Cập nhật 6 ngày trước -
Vạch trần tội ác dưới đáy vực sâu
Cập nhật 8 ngày trước -
Tăng cường kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật
Cập nhật 12 ngày trước -
Người dân đã có thể rút tiền bằng chính thẻ Căn cước công dân gắn chip
Cập nhật 17 ngày trước -
Hai người cùng được sếp nhờ đi mua thuốc lá, chàng trai răm rắp nghe theo lại bị đuổi việc: Bất ngờ với câu trả lời của nhà lãnh đạo, nghe xong ai cũng giật mình
Cập nhật 19 ngày trước -
Nữ sinh có học lực trung bình nghĩ mức lương 7 - 8 triệu sau khi ra trường là không xứng đáng, dân tình chia phe tranh cãi
Cập nhật 19 ngày trước