Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ: “Lá chắn thép” bảo vệ trẻ em bị xâm hại và bạo hành
Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ tham gia tranh tụng trước tòa bảo vệ quyền lợi cho trẻ em.
Mỗi ngày dù phải nhận rất nhiều lời hăm dọa, thậm chí là bị đuổi đánh nhưng luật sư Trần Thị Ngọc Nữ vẫn kiên định với con đường đấu tranh, bảo vệ cho những đứa trẻ bị xâm hại, bạo hành.
Phải sau nhiều lần hẹn mới gặp được luật sư Trần Thị Ngọc Nữ bởi bà rất bận rộn với các vụ án bảo vệ trẻ em. Chỉ cần nghe nói ở đâu có bạo hành, xâm hại trẻ em thì bà và các đồng sự lại lên đường để đòi lại công lý cho trẻ.
5 năm trước, Hội Bảo vệ quyền trẻ em TPHCM quyết định thành lập Chi hội luật sư để công tác bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn và luật sư Trần Thị Ngọc Nữ được bầu làm Chi hội trưởng. Từ đó, bà cùng với 10 cộng sự là những luật sư, thẩm phán đã nghỉ hưu tình nguyện tham gia vào công tác bảo vệ trẻ em hoàn toàn miễn phí tại các phiên tòa. Bằng kiến thức pháp luật, bằng tâm huyết của mình, luật sư Ngọc Nữ và các luật sư trong Chi hội luật sư đã đưa ra ánh sáng nhiều vụ việc xâm hại, bạo hành trẻ em, bắt buộc những kẻ thủ ác phải đền tội.
Tiếng lành đồn xa, nhiều vụ việc xâm hại trẻ em được phơi bày, số lượng luật sư tình nguyện tham gia Chi hội luật sư ngày càng đông. Đến nay Chi hội đã có 30 luật sư luôn trong tâm thế sẵn sàng tư vấn, bảo vệ pháp lý miễn phí cho trẻ em.
Không chỉ bảo vệ trẻ em tại TPHCM đúng như chức năng, nhiệm vụ của Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP, nhiều lần “cánh tay” của lật sư Trần Thị Ngọc Nữ và cộng sự còn vươn dài đến các địa phương khác. Trong số các vụ việc này, luật sư Trần Thị Ngọc Nữ nhớ như in một người cha ở tỉnh Bình Thuận đã lặn lội vào TPHCM cầu cứu bà bảo vệ con gái bị xâm hại tình dục, vụ án có nguy cơ bị chìm xuồng. Ngay lập tức, bà và cộng sự đã bỏ tiền túi, tự lo kinh phí lên đường đến Bình Thuận. Sau khi có sự vào cuộc của Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ, cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án và công lý đã được thực thi.
Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ trong một buổi tuyên truyền pháp luật cho học sinh.
Tâm huyết đeo đuổi nhiều vụ việc bảo vệ trẻ em nhưng có lúc luật sư Trần Thị Ngọc Nữ suýt không thể bảo vệ được mình, bà bị hành hung khi đại diện bảo vệ quyền lợi cho một trẻ em trong vụ hiếp dâm chấn động dư luận tại Cà Mau năm 2017. Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ nhớ lại, ngay khi kết thúc phiên tòa, một số đối tượng lạ mặt đã lợi dụng sự lộn xộn để tấn công các luật sư, nhất là các luật sư bảo vệ cho bị hại. May mắn, bà chỉ bị đấm sượt vai và nhanh chóng ra xe có đồng sự chờ sẵn. Suốt quãng đường từ Cà Mau về đến TPHCM bà không dám dừng lại ăn uống, nghỉ ngơi. Sau sự việc đó, bà bị ốm phải nghỉ ở nhà suốt một tuần. Khi được hỏi bà có sợ hãi, chùn chân không? Bà cười hiền: “Sợ chứ, sợ thì vẫn sợ nhưng trẻ đã tìm đến mình rồi thì làm sao mình từ chối được. Nhiều hoàn cảnh thương tâm lắm”.
Năm nay luật sư Trần Thị Ngọc Nữ bước vào tuổi 62 – lứa tuổi đáng lẽ ra cần ngơi nghỉ, vui vầy bên con cháu nhưng bà vẫn tiếp nhận các vụ việc bảo vệ trẻ em, bất chấp mưa gió, đường xa, bất chấp vụ án “khó nhằn” thế nào. Không nhớ nổi số lần gõ cửa cơ quan chức năng, đi tìm chứng cứ nhưng bà lại nhớ như in từng gương mặt trẻ mà mình đứng ra bảo vệ. Và có những trẻ để lại trong bà sự day dứt dai dẳng. “Dù ra tòa thắng lợi, dù đòi được công lý cho các con nhưng làm sao có thể trả lại tuổi thơ hồn nhiên đúng nghĩa, làm sao để các con thoát khỏi bóng ma ám ảnh của sự sợ hãi. Có những em mới 14-15 tuổi đã phải làm mẹ, các con phải đối mặt với cuộc sống khó khăn như thế nào?”, luật sư Trần Thị Ngọc Nữ vẫn luôn trăn trở. Mỗi lần tự vấn mình như vậy, ánh mắt bà lại buồn xa xăm vời vợi.
Luật sư Đỗ Ngọc Thanh, một đồng sự của luật sư Trần Thị Ngọc Nữ đã khâm phục bởi sự kiên trì, dẻo dai của luật sư Trần Thị Ngọc Nữ. Chỉ với một chiếc xe gắn máy, luật sư Trần Thị Ngọc Nữ sẵn sàng đi đến những địa chỉ xa xôi, hẻo lánh để tìm gặp trẻ, tìm chứng cứ bảo vệ trẻ. Như một “lá chắn thép”, trước tòa luật sư Trần Thị Ngọc Nữ là một nữ luật sư cứng rắn với nhiều lập luận chặt chẽ và đanh thép khiến nhiều kẻ xâm hại trẻ em không kịp chối tội. Còn với nhiều người khác thì ấn tượng về bà là một người có trái tim nóng ấm, một tình thương rất riêng cho những đứa trẻ bị xâm hại, bạo hành.
Lam Giang
-
Tra cứu xử phạt giao thông bằng giọng nói
Cập nhật 1 năm trước -
Tổng hợp tình hình mới nhất về dịch Covid-19
Cập nhật 11 tháng trước -
Từ năm 2020 sẽ có 05 thay đổi quan trọng về bảo hiểm xã hội
Cập nhật 1 năm trước -
Dân được quyền kiện hành chính đến cấp nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Điểm chuẩn đánh giá năng lực vào đại học sẽ tăng cao
Cập nhật 1 năm trước -
Học và làm gì ở nhóm ngành Luật?
Cập nhật 5 tháng trước
-
Tọa đàm về kỹ năng viết bản án dân sự
Cập nhật 4 ngày trước -
Muốn sống “khỏe” ở chốn công sở đừng phạm 04 sai lầm sau
Cập nhật 6 ngày trước -
Chiến thuật deal lương khi thất nghiệp quá lâu
Cập nhật 6 ngày trước -
Đừng để lãng phí tấm bằng đại học
Cập nhật 1 ngày trước -
Pháp luật về chứng cứ điện tử tại Việt Nam
Cập nhật 6 ngày trước -
“Thuốc thần” giúp tăng cơ hội việc làm cho sinh viên trường luật
Cập nhật 4 ngày trước -
Được đóng BHXH một lần cho đủ tuổi, đủ năm để về hưu sớm?
Cập nhật 1 ngày trước
-
800 nghìn người Việt đang tham gia bán hàng đa cấp
Cập nhật 20 giờ trước -
Làm nghề giáo, phải thật sáng tạo
Cập nhật 20 giờ trước -
Cần sửa Luật Bảo hiểm xã hội để thêm nhiều người hưởng lương hưu
Cập nhật 22 giờ trước -
Không đến phỏng vấn là không tôn trọng Nhà tuyển dụng?
Cập nhật 22 giờ trước -
Đừng để lãng phí tấm bằng đại học
Cập nhật 1 ngày trước -
95% sinh viên trường nghề có việc làm, thu nhập từ 6 - 12 triệu đồng/tháng
Cập nhật 1 ngày trước