Luật sư và góc nhìn nghề nghiệp
Các nữ luật sư Hà Nội trong trang phục luật sư
Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam do Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành bao gồm 27 quy tắc đã quy định rất cụ thể, xác định tương đối rõ ràng các ranh giới xử sự của luật sư trong quan hệ với khách hàng từ việc nhận vụ việc của khách hàng, tính thù lao luật sư đến thực hiện vụ việc của khách hàng, từ chối nhận vụ việc của khách hàng hoặc từ chối tiếp tục thực hiện dịch vụ, đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý, giải quyết xung đột lợi ích, giữ bí mật thông tin, tiếp nhận khiếu nại của khách hàng và thực hiện đúng quy định những việc luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng.
Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, để ngăn chặn và giải quyết tốt các vướng mắc, tranh chấp hoặc khiếu kiện với khách hàng, luật sư cần nắm vững kiến thức pháp luật, có kỹ năng hành nghề tốt và tuân thủ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam. Bên cạnh đó còn nổi cộm mối quan hệ giữa luật sư với đồng nghiệp là những nghĩa vụ và ứng xử giữa luật sư với luật sư (các luật sư trong cùng một tổ chức hành nghề, các luật sư giữa các tổ chức hành nghề khác nhau), giữa luật sư với tổ chức xã hội nghề nghiệp mà luật sư là thành viên và giữa luật sư với những người đang tập sự hành nghề luật sư. Mỗi luật sư phải có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ uy tín, danh dự của giới luật sư, của đồng nghiệp như bảo vệ uy tín, danh dự của chính mình để nghề luật sư thật sự trở thành một nghề được xã hội yêu quý và tôn vinh.
Đối với 8 quy tắc ứng xử giữa luật sư với đồng nghiệp thì những vướng mắc thường gặp và phức tạp nhất là vấn đề liên quan đến xung đột về quan điểm xem xét và đánh giá vụ việc. Quan hệ giữa luật sư với người đứng đầu tổ chức hành nghề, giữa luật sư thuộc hai tổ chức hành nghề khác nhau bảo vệ cho một khách hàng trong cùng một vụ việc... đều là những tình huống có thể xảy ra vướng mắc tranh chấp. Khi luật sư A và luật sư B giả thiết cùng bảo vệ nguyên đơn trong phiên tòa dân sự sơ thẩm, sau khi nghiên cứu kỹ hồ sơ, đối chiếu quy định của pháp luật thì hai luật sư lại đưa ra quan điểm ngược nhau về xác định quan hệ pháp luật tranh chấp trong việc giải quyết vụ án nên đưa ra hai quan điểm khác nhau để giải quyết vụ án.
Mặt khác, khi hai luật sư thuộc hai tổ chức hành nghề khác nhau nếu bảo vệ cho hai khách hàng có quyền lợi đối nghịch nhau trong cùng một vụ việc thì cần cẩn trọng trong giao tiếp. Trước khi luật sư tiến hành gặp gỡ trao đổi với nhau cần phân tích rõ với khách hàng của mình về sự cần thiết cũng như mục tiêu, cách thức của quá trình gặp gỡ để khách hàng của mình hiểu và đồng thuận. Đôi khi hoạt động chính đáng này nếu thiếu cẩn trọng cũng có thể bị chính khách hàng của mình hoặc luật sư đồng nghiệp hiểu lầm dẫn đến khiếu kiện phức tạp không cần thiết. Luật sư cũng cẩn trọng với những lời đề nghị gặp gỡ từ phía đối phương về nội dung, thời gian, địa điểm để tránh những rủi ro khi hành nghề.
Đặc biệt trong hoạt động trợ giúp pháp lý và thực hiện chức năng xã hội của luật sư, cần hiểu được những giới hạn nghề nghiệp, những rủi ro tiềm ẩn. Trong một số trường hợp, khi luật sư tham gia truyền thông, mạng xã hội Facebook cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi bảo mật thông tin vụ việc hay bị những đối tượng khác giả mạo để đạt mục đích cá nhân gây phương hại đến uy tín, danh dự của luật sư.
Đối với mỗi luật sư đã hành nghề, thông qua việc nhận diện đúng và đầy đủ các Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, và điều quan trọng đối với nghề này, bên cạnh trí tuệ cần có phải đạo đức “Tri thức trong đầu và đạo đức trong tim”; Hồ Chủ tịch đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Đạo đức nghề nghiệp luật sư không phải là cách luật sư thực hiện theo bộ quy tắc được soạn sẵn mà chính là ở cái tâm cái tài của mỗi người luật sư. Luật sư cần có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về hành nghề luật sư, qua đó tự suy ngẫm và đưa ra bài học kinh nghiệm cho mình trong hành nghề, trong các mối quan hệ cụ thể: luật sư với khách hàng, với đồng nghiệp, với cơ quan tiến hành tố tụng, với cơ quan nhà nước khác và với báo chí để phòng tránh những sự cố và cạm bẫy trong hành nghề luật sư./.
-
Tra cứu xử phạt giao thông bằng giọng nói
Cập nhật 1 năm trước -
Tổng hợp tình hình mới nhất về dịch Covid-19
Cập nhật 8 tháng trước -
Từ năm 2020 sẽ có 05 thay đổi quan trọng về bảo hiểm xã hội
Cập nhật 1 năm trước -
Dân được quyền kiện hành chính đến cấp nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Điểm chuẩn đánh giá năng lực vào đại học sẽ tăng cao
Cập nhật 1 năm trước -
Học và làm gì ở nhóm ngành Luật?
Cập nhật 2 tháng trước
-
Tổng hợp điểm chuẩn ngành Luật của các trường Đại học trên khắp cả nước trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020
Cập nhật 2 ngày trước -
Tổng hợp học phí ngành Luật tại các trường đào tạo trên khắp cả nước năm học 2020 - 2021
Cập nhật 2 ngày trước -
Vì sao cần tuyển Thư ký dự án?
Cập nhật 7 ngày trước -
Trưởng phòng Hành chính nhân sự là gì?
Cập nhật 3 ngày trước -
Tuyển dụng Nhân viên bán hàng lưu ý những gì?
Cập nhật 1 ngày trước -
Phương án tuyển sinh ngành Luật của các trường ĐH trên cả nước năm 2021
Cập nhật 1 ngày trước -
Chuyên viên pháp lý chứng từ là gì?
Cập nhật 5 ngày trước
-
Bộ Y tế công bố 82 ca COVID-19 mới từ 'ổ dịch' Hải Dương và Quảng Ninh, bước đầu phân tích F0
Cập nhật 27 phút trước -
Kế toán bán hàng là gì? Công việc của kế toán bán hàng
Cập nhật 55 phút trước -
Trợ lý nhân sự là gì và bảng mô tả công việc chi tiết
Cập nhật 58 phút trước -
Thêm 82 ca COVID-19, Thủ tướng yêu cầu bình tĩnh, khoanh vùng, cách ly truy vết thần tốc
Cập nhật 1 giờ trước -
Nam hành khách bay cùng nữ công nhân Hải Dương cũng có kết quả dương tính với COVID-19
Cập nhật 4 giờ trước -
Hai người Hải Dương và Quảng Ninh lây nhiễm nCoV cộng đồng
Cập nhật 5 giờ trước