Lương 25 triệu/tháng: 7 năm vẫn trắng tay, tôi xấu hổ ăn bữa cơm nhà bạn
Dưới đây là chia sẻ của chị Phạm Hoài Thương ở Thanh Xuân (Hà Nội) về câu chuyện chi tiêu của mình khiến chị trắng tay sau 7 năm trời đi làm dù thu nhập khá cao:
Cách đây đúng nửa năm, tôi nhận được tin nhắn điện thoại của đứa bạn thân học cùng lớp đại học với nội dung: “Thứ 7 này đến nhà tao ăn tân gia nhé. Tao mới mua căn nhà, thoát kiếp đi ở trọ rồi”.
Nhận được tin nhắn, tôi nghĩ, chắc bạn tôi được gia đình cho tiền, hoặc “trúng quả” gì lớn mới có tiền mua nhà. Chứ, tôi và bạn tôi học cùng chung đại học, khi ra trường, tôi bằng giỏi còn bạn chỉ bằng trung bình khá; khi đi làm, thu nhập tôi vào khoảng 20-25 triệu đồng/tháng, còn bạn tôi cũng chỉ xấp xỉ 20 triệu đồng/tháng như vậy... thì lấy đâu ra tiền mà mua nhà.
Thế nhưng, khi đến ăn tân gia, tôi giật mình sau khi nghe bạn nói rằng căn hộ chung cư rộng 60 mét vuông, nội thất đầy đủ với giá trị lên tới 1,3 tỷ đồng này bạn tôi mua hoàn toàn bằng tiền tiết kiệm hàng tháng. Cô ấy chỉ phải vay đúng 200 triệu đồng. Vậy là, không có chuyện mua được nhà vì gia đình hỗ trợ, cũng không có chuyện “trúng quả” gì như tôi đã nghĩ.
Không có kế hoạch chi tiêu, thích gì mua đó khiến nhiều người trắng tay sau nhiều năm đi làm (ảnh minh họa)
Sau bữa cơm tân gia, tôi ở lại trò chuyện với bạn cả buổi chiều. Bạn tôi kể về kế hoạch chi tiêu khá chi tiết của mình: mỗi tháng tiền trọ hết 1,5 triệu đồng (ở chung với một bạn nữ khác), tiền ăn hết 2,5 triệu đồng/tháng, tiền điện thoại, xăng xe, mua sắm quần áo, tụ tập bạn bè,... hết 3 triệu/tháng. Số còn lại bạn tôi lập tài khoản tiết kiệm online. Theo đó, cứ đầu tháng lĩnh lương, ngân hàng sẽ tự động chuyển 9 triệu đồng vào tài khoản tiết kiệm của bạn tôi, số lương còn lại bạn tôi đùng để chi tiêu sinh hoạt.
Hàng năm, khoản thưởng ngày lễ bạn tôi dùng tiền đó để chi tiêu cho việc về quê, biếu bố mẹ. Còn thưởng Tết âm, Tết dương được khoảng 40-50 triệu đồng tùy năm, bạn tôi cũng chỉ tiêu khoảng 10 triệu đồng, số còn lại lập sổ tiết kiệm.
Băng Dương
-
Tra cứu xử phạt giao thông bằng giọng nói
Cập nhật 2 năm trước -
Cách chứng minh "Tôi là F0 khỏi bệnh"
Cập nhật 9 tháng trước -
Tổng hợp tình hình mới nhất về dịch Covid-19
Cập nhật 2 năm trước -
Từ năm 2020 sẽ có 05 thay đổi quan trọng về bảo hiểm xã hội
Cập nhật 2 năm trước -
Dân được quyền kiện hành chính đến cấp nào?
Cập nhật 3 năm trước -
Điểm chuẩn đánh giá năng lực vào đại học sẽ tăng cao
Cập nhật 3 năm trước
-
Có không người bạn thân trong công sở?
Cập nhật 1 tháng trước -
Vạch trần tội ác dưới đáy vực sâu
Cập nhật 1 tháng trước -
Tăng cường kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật
Cập nhật 1 tháng trước -
Người dân đã có thể rút tiền bằng chính thẻ Căn cước công dân gắn chip
Cập nhật 1 tháng trước -
Hai người cùng được sếp nhờ đi mua thuốc lá, chàng trai răm rắp nghe theo lại bị đuổi việc: Bất ngờ với câu trả lời của nhà lãnh đạo, nghe xong ai cũng giật mình
Cập nhật 1 tháng trước -
Nữ sinh có học lực trung bình nghĩ mức lương 7 - 8 triệu sau khi ra trường là không xứng đáng, dân tình chia phe tranh cãi
Cập nhật 1 tháng trước