Kỹ năng thuyết trình trong ngành luật, cần lưu ý gì?

(có 14 đánh giá)

Thuyết trình là một kỹ năng quan trọng đối bất kỳ ngành nghề nào, đặc biệt là đối với ngành luật. Những kiến thức đã học cùng với kỹ năng thuyết trình sẽ bổ trợ cho nhau trong quá trình làm việc.

>> Điểm chuẩn đại học ngành Luật năm 2021 (Đầy đủ nhất)

1. Những vấn đề thường gặp trong kỹ năng thuyết trình

- Thuyết trình là kỹ năng mà mỗi sinh viên luật cần có, tuy nhiên đây cũng là vấn đề khiến sinh viên luật lo sợ nhất.

- Vấn đề đặt ra ở đây chính là các sinh viên cảm thấy thiếu tự tin khi chưa được trang bị đầy đủ các kỹ năng thuyết trình khiến việc thuyết trình trở nên khó khăn hơn.

- Đối với những người hành nghề luật, thuyết trình vừa là một kỹ năng thiết yếu, vừa là một trong các tiêu chí để đánh giá về năng lực, trình độ chuyên môn.

- Nghề nghiệp của những người hành nghề luật, đặc biệt là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư hay giảng viên luật tất yếu đòi hỏi người hành nghề thuần thục kỹ năng thuyết trình bởi lẽ thuyết trình trở thành hoạt động thường xuyên, là một phần của công việc.

- Để có thể đạt được kỹ năng thuyết trình trong một ngành đặc thù như ngành luật thì rèn luyện kỹ năng thuyết trình là điều không thể thiếu đối ngay từ khi là sinh viên cũng như những người đang làm việc trong ngành luật.

Một số lưu ý về kỹ năng thuyết trình trong ngành luật

Một số lưu ý về kỹ năng thuyết trình trong ngành luật (Hình từ internet)

2. Kỹ năng thuyết trình trước đám đông

- Người thuyết trình cần có một số những kỹ năng sau đây để rèn luyện thêm trong quá trình học tập và làm việc của mình.

2.1. Hiểu rõ nội dung cần nói và hãy là chính mình.

- Một điều mà người mới bắt đầu luyện tập thuyết trình mắc phải là đến khi thuyết trình mới cố gắng nhồi nhét kịch bản thuyết trình trong thời gian ngắn. 

- Điều này sẽ phản tác dụng nếu nó không trở thành thói quen của bản thân mình. 

Vì thế, hãy là chính bạn và việc luyện tập việc thuyết trình nó được diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của mình từ việc giao tiếp với bạn bè, đồng nghiệp và hãy luyện tập bài nói nhiều cho đến khi nó trở thành một phần con người bạn. 

2.2. Tập trung vào người nghe nhiều hơn

- Một bài thuyết trình chất lượng là một bài nói không chỉ nổi bật ở nội dung mà còn là việc bạn tương tác với khán giả tốt như thế nào. 

+ Hầu hết mọi người thường bị mắc kẹt trong chính nội dung của họ hơn là truyền đạt nó cho người nghe. 

+ Kỹ năng thuyết trình ở đây là hãy luôn đảm bảo rằng, đây là một cuộc trao đổi hai chiều. Vì vậy, hãy hiểu mình muốn nói gì, sau đó để mọi thứ tự nhiên và kết nối với mọi người.

+ Bên cạnh đó, người thuyết trình cần lưu ý hãy luôn nhớ rằng khán giả đến để nghe và tiếp thu những thông tin mà bạn truyền đạt. 

+ Vì thế, bạn làm nội dung là một chuyện nhưng giải thích được nội dung như thế nào phụ thuộc vào sự logic và câu từ mà bạn nói ra một cách xúc tích và đầy đủ.

+ Hãy tương tác với người nghe, đây cũng là một phần nội dung thuyết trình của bạn nhưng không nằm trong kế hoạch mà nó nằm trong ngữ cảnh. 

+ Tạo một số câu hỏi và cùng nhau trao đổi về những chủ đề liên quan đến người được trao đổi để thêm phần sinh động.

* Một số mẹo tương tác với người nghe như hãy chủ động phản hồi với một vài câu hỏi “tôi có nói lắp hay không?”, “mọi người nghe có rõ không?” hay quay lại nội dung đã nói và đặt một số câu hỏi cho người nghe xem rằng họ có thực sự theo dõi bài thuyết trình hay không? nếu họ trả lời được tức là bạn đã thành công một phần rồi đấy!

2.3. Tạo hình ảnh riêng và phối hợp nhóm

- Hãy tự xây dựng cho mình một hình ảnh đặc trưng của bản thân và sử dụng lặp đi lặp lại chính là một kỹ năng thuyết trình quan trọng. 

- Ngoài việc thuyết trình cá nhân, bạn cần tương tác và phối hợp với nhóm thuyết trình của mình từ khâu chuẩn bị đến khi kết thúc buổi thuyết trình. 

- Việc làm việc nhóm vô cùng quan trọng, bạn không thể tự mình xoay sở mọi thứ mà hãy lập kế hoạch phân công công việc ngay từ ban đầu để việc thuyết trình diễn ra thuận lợi.

2.4. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình

- Khi bạn nói trước mọi người mà bị mất kết nối với cơ thể của mình, việc này khiến buổi thuyết trình trở nên nhàm chán và một màu. Những người có kỹ năng thuyết trình tốt là người biết kết hợp những gì xung quanh với mình.

- Người thuyết trình không nên đứng một chỗ, bạn cần di chuyển qua lại trong lúc thuyết trình để tương tác với người nghe và hãy đứng ở nơi mà mọi người dễ dàng nhìn vào bạn là trọng tâm nhất và không khuất màn hình.

- Bạn có thể chuẩn bị một sổ tay riêng để ghi chú lại một số điều cần lưu ý để tránh việc trống tay. Hoặc một cây bút, remote thuyết trình. 

2.5. Tự tin và chấp nhận phê bình

- Tự tin chắc chắn là điều quan trọng nhất đối với thuyết trình, tự tin không phải là kỹ bẩm sinh mà ai cũng có mà nó được hình thành thông qua việc rèn luyện hàng ngày. Một người thuyết trình tự tin là khi nhận được sự ủng hộ của mọi người và bản thân đã chuẩn bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng cần có.

- Khi thuyết trình khó tránh khỏi những ý kiến trái chiều, đây cũng là mặt lợi cho việc thuyết trình để tăng tương tác trong quá trình trao đổi. 

- Người thuyết trình cần có tính chấp nhận lắng nghe ý kiến của người nghe và đưa ra các phản biện có tính trao đổi chuyên môn.

3. Xây dựng bài thuyết trình

Thông thường việc thuyết trình được chia thành hai loại như sau: 

  • Thứ nhất là thuyết trình “giải quyết vấn đề” loại thuyết trình này thông thường được sử dụng trong các tình huống cấp bách và nêu ra các ý tưởng mới phù hợp nhằm giải quyết nhanh chóng các vấn đề pháp lý. 
  • Thứ hai là thuyết trình “chia sẻ kiến thức pháp lý” loại thuyết trình này thường được sử dụng tại các trường đại học hay chia sẻ kinh nghiệm về kiến thức pháp luật.

Theo đó, dù là loại thuyết trình nào thì người thuyết trình cần có kỹ năng trình bày và kiến thức pháp lý từ cơ bản đến nâng cao để xây dựng bài thuyết trình hay hơn.

(i) Về nội dung: Tập trung vào những vấn đề pháp lý, có thể là vấn đề pháp lý chung, kinh nghiệm hành nghề luật hoặc vấn đề pháp lý trong các vụ án, vụ việc, tranh chấp, tình huống cụ thể. 

- Với thuyết trình thuyết phục nhằm giải quyết vụ án, vụ việc, tranh chấp, tình huống… sẽ có những đề xuất, giải pháp pháp lý được nêu ra trong bài thuyết trình.

(ii) Về cấu trúc: 

- Các bài thuyết trình của người hành nghề luật thường có cấu trúc mạch lạc, rõ ràng. Trong nhiều trường hợp, cấu trúc bài thuyết trình được quy định chặt chẽ, theo mẫu mà người hành nghề luật phải tuân thủ.

(iii) Về kỹ thuật trình bày: 

- Đảm bảo sự nghiêm túc, chuẩn mực; một số kỹ thuật nhằm tạo sự thu hút” trong thuyết trình thông thường như trò chơi, những câu bông đùa… hạn chế hơn rất nhiều, đặc biệt trong thuyết trình “giải quyết vấn đề”. 

- Đối với thuyết trình trong tố tụng, việc thuyết trình còn bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định tố tụng và những chuẩn mực ứng xử riêng, đặc biệt là.

4. Học thuyết trình ở đâu?

Hiện nay, việc học kỹ năng thuyết trình trở nên dễ dàng với nhiều cách lựa chọn như tham gia các khóa đào tạo hoặc tự luyện tập rèn luyện kỹ năng thuyết trình.

- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình tại trường học và cơ quan làm việc: chỉ có việc thuyết trình thường xuyên mới tạo cho bạn bộ kỹ năng phù hợp với chính bạn, việc thực hành thuyết trình thực tế càng nhiều sẽ tích lũy cho bạn vốn kỹ năng thuyết trình mà chỉ khi thực hiện mới có thể tạo ra.

- Học các kỹ năng thuyết trình thông qua các chuyên gia: bạn có thể tham gia các khóa đào tạo trực tiếp của các chuyên gia trong lĩnh vực thuyết trình, hay đơn giản là truy cập các trang web và theo dõi những chương trình, người nổi tiếng trong lĩnh vực này có thể học hỏi rất nhiều kỹ năng thuyết trình bổ ích từ họ.

Trên đây là một số thông tin về kỹ năng thuyết trình mang tính tham khảo, hy vọng sẽ giúp ích cho quá trình học tập và làm việc trong lĩnh vực pháp luật của bạn.

(có 14 đánh giá)
Chí Nhân
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
4.768