Mức phạt 7 lỗi vi phạm giao thông thường gặp với xe máy
Nắm rõ các mức phạt lỗi vi phạm khi tham gia giao thông sẽ phần nào giúp quý vị tránh bị phạt và đảm bảo an toàn cho mình lẫn người khác. Trong bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp mức phạt 7 lỗi vi phạm thường gặp với xe máy.
Lỗi 1: Không đội mũ bảo hiểm
Hiện nay người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm có thể bị phạt tới 600.000 đồng chứ không phải là 200.000-300.000 như trước kia nữa đâu nên mọi người chú ý nhé.
Cụ thể người điều khiển xe có các hành vi sau đây sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng gồm:
Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”
Không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;
Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
Như vậy, mức xử phạt hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đã tăng gấp đôi kể từ năm 2022.
(Quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Lỗi 2: Xe không biển số, giấy phép lái xe, bảo hiểm xe
Đợt dịch vừa rồi mấy chú cảnh sát giao thông đứng chốt nhiều lắm để kiểm tra giấy đi đường và tôi khi ra đường cũng bị kiểm tra nhưng chuyện trớ trêu là gì - là tôi có giấy đi đường nhưng bảo hiểm xe máy lại hết hạn và trả giá cho sự sơ suất đó là bị phạt. Với lỗi chủ xe máy không có hoặc không mang theo bảo hiểm xe máy cơ giới khi tham gia giao thông thì phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng nha.
Ngoài ra với lỗi không mang theo giấy phép lái xe thì mọi người sẽ bị phạt từ 100.000 đến 200.000đ, còn nếu không có giấy phép lái xe luôn thì mức phạt áp dụng từ đầu năm 2022 đã tăng cụ thể:
Phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô
Một lỗi nữa là điều khiển xe máy không có biển số thì sẽ bị phạt trong khoảng từ 300.000 đến 400.000 nhé. Vậy nên mấy xe mới mua mọi người hay thấy đằng sau xe máy có gắn biển: Xe đang xin số. Để mấy chú cảnh sát giao thông nhận diện và không phạt.
Đến đây thì mọi người thắc mắc. Xe máy điện nếu vi phạm các lỗi trên thì có bị phạt không. Câu trả lời là có luôn nha. Căn cứ Điều 3, Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì xe máy điện được xếp vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Vì vậy, xe máy điện khi lưu thông trên đường bắt buộc phải có đầy đủ đăng ký và gắn biển số xe. Nếu không, chủ phương tiện xe máy điện cũng bị xử phạt theo quy định trên.
Lỗi 3: Lỗi quẹo (cua) không xi nhan, đi ngược chiều
Lúc mới vào thành phố tôi thường được mọi người dặn là đi đứng làm ơn nhớ xi nhan khi qua đường. Tức là bật tín hiệu chuyển làn đó mọi người. Nên mọi người nhớ là khi điều khiển xe máy chuyển làn phải bật xi nhan. Chỗ nào có tín hiệu báo được quẹo mới đi nha chứ đi bậy bạ chuyển làn không đúng hay quên bật xi- nhan là sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng đó.
Còn lỗi đi ngược chiều tức đi sai làn đường thì bị phạt năng hơn. Theo đó, người lái xe đi sai làn đường, không đi bên phải theo chiều đi của mình sẽ bị phạt từ 400.000 đến 600.000 đồng.
(Quy định tại điểm g khoản 3 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Lỗi 4: Lỗi vi phạm biển báo giao thông
Nếu bạn không chấp hành hiệu lệnh cũng như chỉ dẫn của biển báo giao thông và vạch kẻ đường sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đến 400.000 đồng.
Ví dụ đơn giản mà nhiều người mắc lỗi thậm chí còn không biết mình mắc lỗi gì nè. Theo biển báo và vạch kẻ đường, làn giữa là làn đi thẳng.Bạn dừng xe ở làn giữa nhưng lại rẽ phải. Đây được xác định là lỗi không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường thế nên là bị phạt thôi.
Còn trong trường hợp bạn không chấp hành hiệu lệnh cũng như chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông như cảnh sát giao thông thì mức phạt sẽ nặng hơn đó là bị phạt tiền từ 600.000 đến 1.000.000 đồng.
Lỗi 5: Lái xe sử dụng điện thoại
Trong các lỗi vi phạm xe máy thường gặp thì sử dụng điện thoại khi đang lái xe là lỗi dễ bị mắc nhất mà nhiều người chưa để ý. Tôi nhớ có lần lướt facebook có chị gái còn đăng hẳn stt hỏi: “ỦA! mọi người ơi, vừa đi xe vừa nghe điện thoại cũng vi phạm hả mọi người.”
Phạt nha! phạt nặng là đằng khác vì điều khiển phương tiện xe máy một tay rất nguy hiểm và khi gặp sự cố người tham gia giao thông sẽ không phản xạ kịp nên là hành vi vừa lái xe mà vừa sử dụng ô, thiết bị điện thoại di động hay thiết bị âm thanh (tức đeo tai nghe) sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đến 1.000.000 đồng nên mọi người lưu ý nha.
Lỗi 6: Lái xe khi đã uống rượu bia
Nhớ lúc Nghị định 100 chính thức có hiệu lực cũng là thời điểm tết đến xuân về năm 2020. Lỗi phạt vi phạm người lái xe uống rượu bia là một cúc hích lớn làm giảm bớt tỉ lệ tai nạn giao thông và được nhiều người ủng hộ. Theo đó tùy vào nồng động cồn đo được khi kiểm tra, người điều khiển xe máy khi tham gia giao thông sẽ bị phạt ở nhiều mức khác nhau:
Nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa đến mức vi phạm bị phạt tiền từ 2 triệu đến 3 triệu đồng, tạm giữ giấy phép lái xe 1 tháng.
Nếu nồng độ cồn trong máu vượt quá 50 miligam đến 80 miligam hay nồng độ cồn trong hơi thở vượt quá 0.25 miligam đến 0.4 miligam trên 1 lít hơi thở: phạt tiền từ 4 triệu đến 5 triệu đồng, tạm giữ giấy phép lái xe 2 tháng.
Nếu nồng độ cồn trong máu vượt quá 100 miligam hay nồng độ cồn trong hơi thở vượt quá 0.4 miligam trên 1 lít hơi thở: phạt tiền từ 6 triệu đến 8 triệu đồng.
Nếu người lái xe không chấp hành kiểm tra chất ma túy hay nồng độ cồn của người điều khiển giao thông hay thi hành công vụ: phạt tiền từ 6 triệu đến 8 triệu đồng.
Lỗi 7: Vượt đèn đỏ
Đây là lỗi trước mắt, ai cũng biết vượt đèn đỏ thì sẽ vi phạm nhưng vẫn mắc lỗi. Thì đối với hành vi người điều khiển xe máy vượt đèn đỏ hoặc vượt đèn vàng khi sắp chuyển qua đèn đỏ sẽ bị phạt từ 600.000 đến 1.000.000 đồng. Kèm theo đó, chủ phương tiện điều khiển xe máy điện phải đủ 16 tuổi trở lên đối với tất cả các dòng xe máy điện. Khi tham giao thông nếu người điều khiển xe máy điện mắc phải những lỗi vi phạm cũng sẽ bị phạt theo các mức tương ứng.
Đó, trên đây là 7 lỗi vi phạm giao thông đường bộ mà người điều khiển xe máy thường gặp nhất. Hi vọng thông tin này sẽ bổ ích đến với quý vị để biết đường mà tránh vi phạm nha.
-
Cách viết bản kiểm điểm cá nhân đảng viên? Mẫu bản kiểm điểm đảng viên cá nhân cuối năm 2024?
Cập nhật 7 ngày trước -
Trách nhiệm của Luật sư trong các Công ty Luật hợp danh như thế nào?
Cập nhật 3 ngày trước -
Công ty của Hiếu PC và Thư Viện Pháp Luật hỗ trợ nạn nhân bị lừa đảo trên mạng
Cập nhật 4 ngày trước -
Khái quát về công ty đấu giá hợp danh và thủ tục đăng ký hoạt động
Cập nhật 5 ngày trước -
Công ty luật có được lập theo loại hình công ty hợp danh hay không?
Cập nhật 5 ngày trước -
Hướng dẫn chuyển đổi từ Công ty luật hợp danh sang Công ty luật TNHH?
Cập nhật 5 ngày trước -
Học gì để trở thành chuyên viên pháp chế?
Cập nhật 7 ngày trước
-
Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024? Mẫu Kế hoạch thực hiện Ngày pháp luật trong trường học 2024?
Cập nhật 6 giờ trước -
Ngày 9 tháng 11 là ngày gì? Tháng 11 người lao động sẽ được nghỉ những ngày nào?
Cập nhật 6 giờ trước -
Cảnh sát hình sự là gì? Cảnh sát hình sự có nhiệm vụ gì? Cảnh sát hình sự học ngành gì?
Cập nhật 11 giờ trước -
Năm 2024: Cục trợ giúp pháp lý tuyển dụng viên chức
Cập nhật 1 ngày trước -
Công văn là gì? Công văn có hiệu lực khi nào? Cách soạn thảo Công văn?
Cập nhật 1 ngày trước -
Mẫu đơn xin chuyển công tác mới nhất năm 2024? Cách viết đơn xin chuyển công tác chính xác?
Cập nhật 2 ngày trước