Muốn tìm NGHỀ phù hợp, phải tìm NGHIỆP trước đã!
Là một người trẻ, tôi luôn trăn trở câu hỏi làm thế nào để giúp mình (và người khác) tìm thấy hạnh phúc trong công việc của mình. Tôi có khoảng 2 năm đi làm qua đủ nghề, gặp gỡ rất nhiều anh chị, để rồi ngồi đây chia sẻ những điều góp nhặt được trong hành trình của chính mình.
Từ nhỏ đến lớn, tôi hay nghe câu nói: "Nếu làm được đúng công việc mình yêu thích, bạn sẽ không phải làm thêm một ngày nào".
Câu nói nổi tiếng này chắc chỉ gây hưng phấn cho những người mới bước chân vào thị trường lao động. Còn những ai đã đi làm 1, 2 năm, thì đa phần đều không nhìn lại câu này lần thứ 2. Vì đơn giản, đời không như là mơ!
Tôi cũng từng mất niềm tin như vậy, cho đến khi gặp được nhiều anh chị ở đủ ngành nghề. Có không ít người, dù đã làm trong ngành hơn 10 năm, vẫn đầy nhiệt huyết như thuở ban đầu. Và đó là lúc tôi hiểu, cảm giác sung sướng, mong ngóng đi làm mỗi ngày là... hoàn toàn có thật. Và nó chỉ xảy ra khi bạn làm đúng NGHIỆP của mình (bạn để ý nhé, tôi không nói làm đúng NGHỀ, mà là đúng NGHIỆP).
Bởi vì trước khi làm đúng nghề, chúng ta phải làm một bước trước đó, là hiểu bản thân TÌM KIẾM CÁI GÌ ở nghề nghiệp sau này. NGHIỆP có thể định nghĩa ngắn gọn là những hành động, giá trị bạn tìm kiếm ở công việc của mình. NGHỀ có thể thay đổi, còn NGHIỆP thường là thứ cố định (hoặc thay đổi sau khoảng thời gian khá dài).
Đặc biệt là trong thời đại công nghệ ngày nay, mỗi năm có hàng ngàn công việc mới xuất hiện và hàng triệu công việc cũ mất đi. Việc bám víu vào tư tưởng tìm kiếm NGHỀ phù hợp dường như không còn nhiều giá trị nữa, vì bạn khó lòng biết liệu công việc mình đang làm rồi sẽ tồn tại được bao lâu trong vài thập kỉ tới. Với lại, ông bà ta thường nói, HƯỚNG NGHIỆP, chứ có mấy ai nói HƯỚNG NGHỀ, phải không nào?
Vậy, làm sao tìm ra nghiệp của mình?
Bí quyết tìm ra NGHIỆP = Tìm điểm chung trong những hoạt động mình thích làm + Đảm bảo những hoạt động đó phải phục vụ được cho người khác.
Khi bạn tìm ra được sứ mệnh của mình, thường NGHIỆP sẽ ở dạng một ý tưởng trừu tượng , hoặc một câu, một mong muốn gì đó. NGHIỆP thường sẽ không (hoặc ít khi nào) ở dạng công việc cụ thể, rõ ràng.
Hãy cùng nhìn vào vài ví dụ:
VÍ DỤ 1:
Không biết bạn đã nghe bài Ted Talk "Don't find a job, find a mission" của cô Celeste Headlee chưa? Nếu chưa, khuyến khích bạn nên nghe nhé.
Cô Celeste, về cơ bản, là mẫu người nhảy việc hơi nhiều và học một đằng, làm nghề một nẻo. Nhưng cô có hạnh phúc với công việc của mình không? Có. Và thậm chí còn đi hướng dẫn cho rất nhiều người trẻ khác. Vì một lý do nào đó, cô đã tìm ra được NGHIỆP của đời mình từ rất sớm. NGHIỆP của cô là: "Dùng giọng nói để truyền cảm hứng cho người khác".
Cô biết, dù bất kì công việc gì mình trải qua, cô sẽ đều tìm thấy được niềm vui trong việc sử dụng giọng nói của mình để giúp đỡ cho một ai đó. Celeste học làm ca sĩ dòng nhạc Opera, nhưng ra trường đi làm dẫn chương trình radio, và bây giờ thì làm diễn giả. Cả 3 công việc đó, đều giúp cô thỏa mãn được NGHIỆP của mình.
Điều hay ho là gì? Cô không hề nhảy việc một cách vô định hướng, mà ngược lại, biết chính xác mình muốn làm gì tiếp theo. Miễn là công việc đó cho phép cô được sử dụng giọng nói của mình, để chạm đến cuộc đời một ai đó, thì đấy chính là công việc mơ ước của cô.
VÍ DỤ 2:
Nếu bạn thấy cô Celeste hơi xa xôi, thì tôi sẽ lấy ví dụ một anh Việt Nam (tạm gọi là A). Anh A là một người tôi rất ngưỡng mộ, vì đầu óc anh không tư duy theo lối mòn thông thường.
Cũng nhờ tự nhìn nhận và đối chiếu bản thân từ rất sớm, anh đã biết bản thân muốn gì. Anh nói rằng anh trải qua rất nhiều thứ, làm rất nhiều việc. Ở mỗi công việc, anh đều xét xem khía cạnh nào của công việc đó làm anh yêu thích. Rồi anh để ý rằng bản thân rất thích "đi sửa các công đoạn, đi cải tiến quy trình, sau đó đi dạy cho người khác cách làm đúng".
Và anh không ngờ, anh vừa mới tìm được NGHIỆP, tìm được kim chỉ nam cho đời mình. Đơn giản đến bất ngờ, phải không?
Công việc tiếp theo của anh, chỉ cần cho phép anh làm được những hoạt động đó, thì anh sẽ không còn băn khoăn mình nên làm gì với đời nữa. Và bạn biết anh hướng tới gì không? Đó là làm tư vấn franchise (nhượng quyền thương hiệu) cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Việc làm franchise thành công đòi hỏi bạn cần phải "cải tiến quy trình" rất nhiều. Và việc làm tư vấn franchise chính là đi "dạy cho người khác cách làm đúng các quy trình đã được cải tiến". Thấy không, về cơ bản, đó chính xác là những gì anh bạn tôi đã luôn muốn làm.
VÍ DỤ 3:
Từ bé đến lớn, tôi rất thích xếp hình. Tôi thích kết nối mọi người, mọi vật. Thế giới với tôi là những mảnh ghép đang không nằm đúng chỗ, và tôi muốn sắp xếp nó. Mảnh ghép (hay nguồn lực) tôi quan tâm nhất chính là con người. Vì tôi tin, khi đặt "đúng người" ở "đúng chỗ", mọi thứ đã thành công ít nhất 80% rồi.
Tôi chọn làm tuyển dụng.
Bản chất công việc tuyển dụng là đưa đúng người có tư duy, kĩ năng phù hợp vào doanh nghiệp để đôi bên cùng sinh lợi. Cao cấp hơn, sẽ có những vai trò khác trong nhân sự, cũng giúp tôi thực hiện được ước mơ đi kết nối này.
Và điều tuyệt vời nhất khi bạn tìm ra NGHIỆP của mình là gì? Đó là bạn sẽ có vô vàn lựa chọn nghề nghiệp. Vì chỉ cần công việc đó đảm bảo được những giá trị bạn mong muốn làm, thì đâu đâu cũng là công việc trong mơ của bạn cả.
Trong công thức ở trên, tôi có đề cập đến phần "tạo giá trị cho người khác". Thật sự những gì bạn muốn làm, những hoạt động mà bạn yêu thích, nó phải mang lại giá trị cho người khác. Đó mới là điều đảm bảo công việc của bạn có ý nghĩa. Hãy nhìn lại 3 ví dụ ở trên, mỗi cái NGHIỆP mà tôi đề cập tới, bạn đều thấy rõ các nhân vật đều mong muốn những hành động, những việc làm mang lại lợi ích cho người khác. Khi bạn sống vì người khác, cũng chính là lúc bạn mang hạnh phúc tới cho mình.
Tôi hy vọng thế hệ chúng ta, thay vì hoang mang, sẽ đổi góc nhìn đi một chút. Không cần phải đau đáu đam mê của mình là gì, mình cần làm công việc gì, lương mình phải bao nhiêu nghìn đô một tháng, mà là "Nghiệp của tôi là gì? Những giá trị gì tôi tìm kiếm trong công việc của mình? Những hoạt động gì tôi biết mình đã luôn thích, và nó có thể mang lại lợi ích cho người khác?".
Trả lời được rồi, thì sẽ là lúc mình bắt tay tìm hiểu về thị trường lao động, về bản chất ngành nghề, việc làm. Việc chọn nghề lúc đó, chắc chắn sẽ thú vị và dễ thở hơn nhiều.
Nhưng trước tiên, phải hiểu mình đã nhé.
Tìm nghiệp trước đi, rồi đi tìm nghề sau. Đừng làm ngược lại, nghen!
Tags:
Sự nghiệp-
04 Khuyết điểm khiến sự nghiệp của bạn dậm chân tại chỗ
Cập nhật 1 tháng trước -
Khi chúng ta đã bị vật chất, đồng tiền làm cho lu mờ mọi thứ
Cập nhật 5 tháng trước -
Tại sao nên học Đại học?
Cập nhật 4 tháng trước -
Những vấn đề nên cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định đổi nghề
Cập nhật 8 tháng trước -
6 triệu chứng cho thấy bạn đang mắc bệnh "nỗ lực ảo": Bảo sao tích cực xông pha mà chẳng thấy kết quả bao giờ!
Cập nhật 8 tháng trước -
3 nguyên nhân khiến có người mãi mãi là kẻ thất bại, không muốn như vậy thì nhất định phải tránh xa
Cập nhật 8 tháng trước
-
Tra cứu xử phạt giao thông bằng giọng nói
Cập nhật 1 năm trước -
Tổng hợp tình hình mới nhất về dịch Covid-19
Cập nhật 11 tháng trước -
Từ năm 2020 sẽ có 05 thay đổi quan trọng về bảo hiểm xã hội
Cập nhật 1 năm trước -
Dân được quyền kiện hành chính đến cấp nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Điểm chuẩn đánh giá năng lực vào đại học sẽ tăng cao
Cập nhật 1 năm trước -
Học và làm gì ở nhóm ngành Luật?
Cập nhật 5 tháng trước
-
Cách trả lời dạng câu hỏi: “Có 5 quả cam làm thế nào để chia đều cho 6 người”
Cập nhật 6 ngày trước -
05 Lý do ngớ ngẩn khiến bạn bị loại ngay từ vòng lọc CV
Cập nhật 7 ngày trước -
Những cụm từ cần được thay thế để CV “xịn – mịn” hơn
Cập nhật 7 ngày trước -
Những điều bạn chưa biết về Luật Hành chính
Cập nhật 6 ngày trước -
Muốn sống “khỏe” ở chốn công sở đừng phạm 04 sai lầm sau
Cập nhật 5 ngày trước -
Chiến thuật deal lương khi thất nghiệp quá lâu
Cập nhật 5 ngày trước -
Làm trong ngành Luật có được phép xăm hình hay không?
Cập nhật 6 ngày trước
-
95% sinh viên trường nghề có việc làm, thu nhập từ 6 - 12 triệu đồng/tháng
Cập nhật 7 giờ trước -
Công an TPHCM nói về vụ Lê Chí Thành
Cập nhật 7 giờ trước -
Được đóng BHXH một lần cho đủ tuổi, đủ năm để về hưu sớm?
Cập nhật 7 giờ trước -
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị cấp cao HĐBA Liên Hợp Quốc
Cập nhật 7 giờ trước -
Điều thật sự cần ở mỗi công việc, làm thế nào để công việc trở nên nhẹ nhàng hơn
Cập nhật 2 ngày trước -
Chánh văn phòng Bộ Công an Tô Ân Xô được thăng hàm Trung tướng
Cập nhật 2 ngày trước